Mỹ bán phá giá dự trữ dầu chiến lược, Phố Wall nghĩ gì?

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và một số nước khác đều cho biết họ sẽ giải phóng lượng dự trữ dầu chiến lược của mình, tuy nhiên, giá dầu lại tăng trở lại. Các tổ chức tại Phố Wall đã bày tỏ quan điểm của họ và dự đoán giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận thấy không thể thúc đẩy OPEC + tăng sản lượng, ông đã quay sang đoàn kết với các nước tiêu thụ dầu thô lớn để tung ra lượng dầu dự trữ chiến lược.

Chính phủ Mỹ mới đây đã thông báo rằng sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu dự trữ chiến lược để hạn chế đà tăng tiếp tục của giá dầu; Ấn Độ cho biết họ sẽ giải phóng 5 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ dầu chiến lược, và không loại trừ khả năng sẽ giải phóng nhiều hơn trong tương lai; Anh, quốc gia đang thiếu dầu trầm trọng, sẽ giải phóng 1,5 triệu thùng dầu dự trữ; Chính phủ Nhật Bản vẫn đang xem xét và có thể giải phóng một lượng dầu dự trữ chiến lược trong vài ngày tới.

Mặc dù Mỹ và 5 quốc gia tiêu thụ lớn khác đã có những động thái giải phóng nguồn cung dầu chiến lược và nỗ lực giảm giá dầu, nhưng động thái chưa từng có tiền lệ này không nằm ngoài dự đoán của thị trường. Dầu thô Brent tăng trở lại 2,8% lên 81,93 USD ngày 23/11, giá dầu WTI cũng tăng lên khoảng 1,5%, nâng mức cao nhất trong tuần này lên 77,88 USD/ thùng.

Dưới áp lực giảm giá dầu, ông Joe Biden chỉ có thể trông chờ vào trữ lượng dầu chiến lược

Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ đã tiếp tục giảm sau năm 2009, và hiện đang ở mức thấp tuyệt đối trong lịch sử, ở mức 620 triệu thùng. Trong quá khứ, Mỹ xả dự trữ dầu chiến lược 6 lần trên quy mô lớn kể từ năm 1990. Ngoại trừ năm 2017, 5 lần còn lại đều có tác động kìm hãm giá dầu thô, giá dầu WTI chuẩn của Mỹ giảm 22 ~ 44%.

Năm 2017, hiệu quả bình ổn giá dầu của Mỹ không cao, nguyên nhân là do lượng dự trữ dầu chiến lược được “xả” vào thị trường khá ít, giá dầu thô của Mỹ lúc đó chỉ ở mức 50 USD, tức không quá cao. Vì vậy, nếu hiện tại Mỹ thực sự “xả” lượng dự trữ dầu thô chiến lược của mình thì sẽ gây nhiều áp lực lên giá dầu thô. Hiện tại, trữ lượng dầu chiến lược 50 triệu thùng mà Mỹ công bố chỉ chiếm 8% trữ lượng dầu của nước này.

Do đó, nếu giá dầu tiếp tục tăng, sự lựa chọn của Biden chỉ là dự trữ dầu chiến lược, kêu gọi khả năng đoàn kết của các nước để giải phóng dầu dự trữ. Tuy nhiên, việc này có thể khiến mâu thuẫn giữa Mỹ và OPEC+ ngày càng cao.

Chuyên gia phân tích: Giá dầu vẫn có rủi ro tăng

Trước quyết tâm của Mỹ trong việc giải phóng thêm lượng dầu dự trữ để kiềm chế giá dầu liên minh cùng nhiều quốc gia khác, nhiều tổ chức tài chính trên Phố Wall đã đưa ra quan điểm của mình.

Ngân hàng Hoàng gia Canada

Các nhà phân tích của RBC Capital Markets thuộc Ngân hàng Hoàng gia Canada cho biết, Mỹ tin rằng nếu giá dầu tăng hơn nữa, nước này có khả năng giải phóng nhiều dầu hơn từ nguồn dự trữ dầu thô quốc gia.

Nhà phân tích Helima Croft của RBC đã viết trong một báo cáo rằng chính quyền ông Biden hy vọng sẽ giữ mức giá dầu dưới 80 USD “và tin rằng họ có khả năng thực hiện một bản phát hành khác với quy mô tương tự.” Các nhà phân tích cho rằng, việc giải phóng dự trữ dầu thô sẽ được thực hiện thông qua cơ chế trao đổi, mặc dù động thái như vậy có thể kiềm chế giá trong ngắn hạn, nhưng số lượng dầu dự trữ này phải được thay thế, thay vào đó có thể thúc đẩy tiêu thụ hơn nữa.

UBS Group

UBS tuyên bố rằng việc giải phóng dự trữ dầu chiến lược là một công cụ để bù đắp cho sự gián đoạn sản xuất chứ không phải để giải quyết tình trạng mất cân bằng do đầu tư không đủ và nhu cầu tăng. Thêm vào đó, UBS dự đoán OPEC + sẽ không tăng sản lượng 400.000 thùng / ngày vào tháng 1/2021.

TD Securities

TD Securities nhận định rằng việc Mỹ và các quốc gia khác giải phóng dự trữ dầu chiến lược có thể khiến OPEC + xem xét lại kế hoạch tăng sản lượng trong tương lai. Thị trường dầu mỏ ẩn chứa nhiều rủi ro tăng giá.

Tập đoàn Goldman Sachs

Trước đó, Goldman Sachs lo lắng rằng việc chính phủ Mỹ giải phóng kho dự trữ dầu thô chiến lược (SPR) sẽ mang lại rủi ro tăng giá cho dự báo giá dầu năm 2022. Đồng thời cho rằng việc giảm giá dầu sẽ không giúp giải quyết được vấn đề đáp ứng nguồn cung chậm trên toàn cầu, trong bối cảnh nguồn cung phản ứng chậm và nhu cầu phục hồi mạnh thì việc giá dầu tăng giá là điều đương nhiên.

Giám đốc Nghiên cứu Năng lượng của Tập đoàn Goldman Sachs, Courvalin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV: “Theo quan điểm của OPEC, tăng sản lượng một cách thận trọng vẫn là cách duy nhất. OPEC không có động lực để chủ động tăng sản lượng.”

Exit mobile version