Chủ tịch FDIC cho biết các nhà quản lý Mỹ đang tìm chính sách để các ngân hàng nắm giữ tiền mã hóa

Mỹ đang tìm hiểu chính sách để các ngân hàng xử lý tiền mã hóa

FDIC cùng FED và OCC ra mắt chính sách hướng dẫn cho các ngân hàng xử lý tiền mã hóa.

Chủ tịch Jelena McWilliams cho biết: “Việc thiết lập các quy định rõ ràng sẽ là điều vô cùng quan trọng để tạo cơ hội cho thị trường tiền mã hóa phát triển và trưởng thành một cách có trách nhiệm”.

Chủ tịch FDIC cho biết thêm, cơ quan quản lý cấp cao đang tiến hàng làm việc với nhà chức trách để tìm hiểu những trường hợp nào các ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động liên quan đến tài sản tiền mã hóa.

Trong một bài phát biểu tại Hội nghị Money 20/20 vào đầu tuần, McWilliams cho biết FDIC sẽ phối hợp với Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) tìm cách đưa ra 1 quy định chặt chẽ để các ngân hàng xử lý tiền mã hóa, bao gồm stablecoin.

Chủ tịch FDIC mong muốn các nhà quản lý Mỹ tìm cách để các ngân hàng có thể nắm giữ tài sản tiền mã hóa. (Ảnh: REUTERS)

Chủ tịch cho biết FDIC có kế hoạch ban hành một loạt các tuyên bố chính sách trong những tháng tới để hướng dẫn cho các ngân hàng có thể xử lý tiền mã hóa.

Theo McWilliams, stablecoin mang ưu điểm nhiều lợi ích với người người dùng, thanh toán nhanh hơn, chi phí thấp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chúng trở thành hình thức thanh toán thống trị ở Mỹ hoặc trên thế giới thì có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nền tài chính truyền thống. Điều lo ngại, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với thực trạng nhiều khoản tiền không còn được giữ trong các ngân hàng được bảo hiểm nữa.

Tiềm năng lớn nhưng rủi ro cao, đó chính là lý do stablecoin cần được chính phủ cùng các đơn vị chức năng lưu tâm. Sự giám sát đó dựa trên quy định hiện hành và bởi các ngân hàng có tính thanh khoản cao. 

Quả thực, stablecoin đang là chủ đề không kém phần “nóng hổi” thu hút sự quan tâm của thị trường.

Stablecoin phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định, rơi vào giá trị từ 0,5 cho đến 1 USD. Chúng mang đặc tính giống đồng USD, được sử dụng để mua bán giao dịch trên sàn và hoàn toàn có thể đổi giá trị 1:1 với đồng USD.

Chính quyền Mỹ đã mở cuộc điều tra vào lĩnh vực stablecoin ngay trong tháng 9 và tuyên bố muốn quản lý stablecoin với tư cách là “ngân hàng”.

Tether là 1 ví dụ điển hình liên quan tới những lùm xùm stablecoin. Những thông tin về “góc tối” của USDT được công bố khiến không ít người “ngã ngửa” và hoang mang. Bên cạnh đó, Circle, công ty đứng sau đồng stablecoin USDC, cũng bị SEC tiến hành điều tra.

USDT bị “tố” là trò gian lận khi Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỉ giá cân bằng 1:1 giữa USD và USDT. Tuy nhiên công ty này tiếp tục “vẽ” ra 48 tỷ USDT, nâng tổng lượng cung lên 69 tỷ đồng USDT. Đồng nghĩa với điều này, số tài sản khổng lồ trên có thể khiến Tether Holdings Ltd. sẽ lọt top 50 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Quan điểm của Chủ tịch FDIC được đưa ra nhận về sự tán đồng của nhiều cơ quan quản lý, đặc biệt trong bối cảnh SEC có thể sẽ ra tay điều chỉnh stablecoin. Bộ Tài chính cho biết vào tháng 7 họ đang tìm hiểu để thiết lập điều lệ ngân hàng cho các tổ chức phát hành stablecoin.

Không phủ nhận sự “hưng thịnh” của thị trường tiền mã hóa trong thời gian gần đây, tuy nhiên, sự thiếu minh bạch cùng những lỗ hổng trong quy định liên quan tới tiền mã hóa ở Mỹ là thách thức lớn với nhiều công ty muốn đầu tư trực tiếp.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Cointelegraph)

Exit mobile version