Mỹ soán ngôi Trung Quốc đứng đầu bản đồ hashrate đào Bitcoin

Mỹ soán ngôi Trung Quốc đứng đầu bản đồ hashrate đào Bitcoin

Mỹ trở thành quốc gia có tỷ lệ hashrate đào Bitcoin cao nhất thế giới.

Bản đồ hashrate Bitcoin theo quốc gia vào tháng 08/2021

Sau khi thực hiện các lệnh cấm gay gắt với Bitcoin và tiền điện tử, Trung Quốc đã bốc hơi trên bản đồ tiền điện tử về hashrate khai thác Bitcoin, Trung Quốc “bốc hơi” khỏi bản đồ. Dữ liệu trên được tổng hợp bởi Cambridge Center for Alternative Finance (CCAF).Dữ liệu trên được tổng hợp bởi Cambridge Center for Alternative Finance (CCAF).

* Hashrate là thước đo hiệu suất của người khai thác (tốc độ mà người khai thác giải mã Bitcoin). Nó là đơn vị đại diện cho số lượng tính toán SHA-256 kép được thực hiện trong một giây.

CCAF xác minh, ước tính đến tháng 8, Mỹ đang nắm giữ đến 42,7 EH/s hashrate, chiếm 35,4% hoạt động khai thác toàn cầu. Xếp sau đó là các quốc gia Kazakhstan (18,1%), Nga (11,2%) và Canada (9,6%). Trước đó, Trung Quốc chiếm gần 80% giao dịch tiền ảo mặc dù bị cấm.

Kể từ tháng 5, 1 tuần sau lệnh cấm triệt để tiền điện tử của chính phủ Bắc Kinh, tỷ lệ hash-rate đào Bitcoin của Trung Quốc đã giảm về 0 sau lệnh cấm của chính quyền. Các tổ chức sàn giao dịch ngừng hoạt động, thợ đào nước này phải ngừng hoạt động hoặc ồ ạt di chuyển ra nước ngoài.

Các hashrate của các nước tăng mạnh 1 phần đến từ động lực từ Trung Quốc.

Điều này có thể được thấy rõ khi so sánh với hashrate của các nước vào tháng 5, với Trung Quốc vẫn giữ ngôi vương với gần 44% hashrate toàn cầu, áp đảo hoàn toàn Mỹ và các nước khác.

Bên cạnh đó, nhiều công ty đào tiền của Mỹ cũng đang mạnh tay đầu tư thêm thiết bị và mở rộng nhà xưởng phục vụ hoạt động khai thác. Trong quý III năm 2021, chỉ riêng 7 công ty đào tiền của Mỹ đã khai thác được đến 7,5% toàn lượng phần thưởng đào block Bitcoin được phát hành.

Các công ty này đang nắm giữ đến 20.000 BTC ở thời điểm hiện tại, và nhờ quá trình phục hồi giá trị của Bitcoin từ tháng 7 đến nay, số tiền này giúp mang lại một khoảng lợi nhuận khổng lồ.

Hoạt động khai thác Bitcoin đòi hỏi phải có hệ thống máy tính mạnh với cấu hình “khủng”, dĩ nhiêu sẽ tiêu hao nhiều điện năng. Việc khai thác Bitcoin có thể tiêu tốn lượng điện năng tương ứng với 0,45% sản lượng điện toàn cầu, tương đương với sản lượng điện của một quốc gia như Philippines sản xuất được.

Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm thì hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu đã giảm hơn 1/3 nhưng sau đó đã dần phục hồi. Cụ thể, lượng giảm 38% ghi nhận hồi tháng Sáu đến tháng Bảy và tháng Tám đã hồi phục khoảng 20%. Mô hình dự báo chỉ ra hoạt động này sẽ phục hồi về mức cũ vào đầu tháng 10.

Ở diễn biến khác, Bitcoin vẫn đang trên đà tăng trưởng ấn tượng, trong 8 tuần, tổng dòng tiền vào thị trường tiền điện tử đạt 638 triệu USD, với tổng số tiền tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại là 6,3 tỷ USD.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyễn (Tổng hợp)

Exit mobile version