Mỹ triển khai kế hoạch kêu gọi các nước châu Á áp trần giá dầu từ Nga

Mỹ triển khai kế hoạch kêu gọi các nước châu Á áp trần giá dầu từ Nga

Mỹ triển khai kế hoạch kêu gọi các nước châu Á áp trần giá dầu từ Nga

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ thuyết phục các nước khu vực châu Á tham gia kế hoạch áp trần giá dầu của Nga trong trong chuyến công tác đến các nước khu vực này những ngày tới đây.

Bà Janet Yellen sẽ có chuyến công du châu Á đầu tiên kể từ khi nhậm chức đến châu Á, trong 10 ngày, bắt đầu từ 08/7, các điểm đến bao gồm hai nước đồng minh Đông Á của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó bà sẽ đến tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu (G20) tổ chức tại thành phố Bali, Indonesia vào ngày 15 – 16/7.

Trong chuyến đi lần này, bà Yellen sẽ theo đuổi mục tiêu kêu gọi các nước trong G20 ủng hộ việc áp dụng giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga. Đây được xác định là một mục tiêu ngoại giao – kinh tế quan trọng hàng đầu đối với Mỹ hiện nay. Theo chương trình đề ra, bà Yellen sẽ đề cập đến mục tiêu này tại cả 3 điểm đến ở châu Á là Tokyo, Seoul và Bali.

Bà Janet Yellen sẽ thuyết phục các nước châu Á áp trần giá dầu từ Nga

Trong tháng trước, Lãnh đạo các nước Nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã yêu cầu nhóm bộ trưởng Tài chính nghiên cứu kế hoạch trên. Theo đó, các nước đặt mục tiêu áp trần đối với giá bán dầu của Nga, trong trường hợp giá vượt quá giới hạn này, các nước phương Tây có thể cấm bảo hiểm và vận chuyển dầu, các sản phẩm từ dầu của Nga như biện pháp trừng phạt.

Liên quan đến vấn đề này, các quan chức Tài chính Mỹ khẳng định rằng nước này đã trao đổi kế hoạch này với ngày càng nhiều nước và đa số những nước này đều quan tâm đến kế hoạch của Mỹ. Cụ thể, quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết: “Chúng tôi càng thảo luận với các nước, họ càng hiểu rõ về cách thức và lý do của việc này”.

Dự kiến, Mỹ cũng sẽ thảo luận với Ấn Độ – một trong các quốc gia mua nhiều dầu Nga nhất hiện tại trong vài tuần tới để chia sẻ về kế hoạch này.

Có một số ý kiến trong G20 cho rằng kế hoạch của Mỹ và phương Tây là không khả thi. Trong đó, hai nước nhập khẩu nhiều dầu nhất hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ khá tốt với Nga đều chưa lên tiếng về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Nga cũng là một đại diện trong G20 nên việc Mỹ có thể kêu gọi các nước thành viên ra tuyên bố chung về áp trần dầu sẽ càng khó khăn. Để tránh tình huống này, Phó Giám đốc Trung tâm Chiến lược và Quốc tế học tại Washington cho rằng Mỹ tổ chức các cuộc thảo luận song phương hoặc họp nhóm nhỏ để thúc đẩy mục tiêu của Mình.

Giá dầu xuất khẩu của Nga đã tăng liên tục kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, điều này đã dẫn đến tình tình trạng giá dầu và lạm phát toàn cầu tăng ở mức báo động. Cùng với đó, các nước phương Tây cho rằng nếu không nhanh chóng áp trần dầu Nga, Moscow sẽ có thêm nguồn thu để cấp cho chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Exit mobile version