Giá cả tăng vọt và nguồn cung thiếu hụt! Mỹ chính thức mở cuộc điều tra về “cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng”

Mỹ chính thức mở cuộc điều tra về cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Sau khi chính quyền ông Joe Biden cố gắng giảm hạ nhiệt lạm phát trong lĩnh vực năng lượng, giờ đây, lĩnh vực hàng hóa sẽ là mục tiêu ổn định tiếp theo trong cuộc chiến chống cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Mỹ mở cuộc điều tra nguyên nhân gây ra khủng hoảng chuỗi cung ứng

Trong bối cảnh lạm phát tiếp tục tăng cao và tình trạng thiếu hụt nguồn cung do chuỗi cung ứng bị thắt chặt, áp lực đối với chính quyền Biden tương đối nặng nề. Sau khi cố gắng giảm mức độ lạm phát từ phía năng lượng, chính quyền ông Biden hiện hướng mục tiêu đến ngành bán lẻ tiêu dùng.

Vào thứ Hai, ngày 29/ 11, theo giờ địa phương, Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission, FTC) tuyên bố rằng họ sẽ chính thức điều tra những căng thẳng trong chuỗi cung ứng và yêu cầu 9 công ty lớn của Mỹ bao gồm các nhà bán lẻ lớn như Amazon, Procter & Gamble và Wal-Mart bàn giao dữ liệu nguồn cung ứng liên quan.

Chủ tịch FTC, Lina Khan, cho biết trong một tuyên bố: “Tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng đang phá vỡ mô hình cung cấp một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm khoai tây chiên, thuốc và thậm chí cả thịt.”

Ngoài ra, bà cũng cũng nhấn mạnh  cuộc điều tra cũng sẽ tập trung vào vấn đề sự gián đoạn chuỗi cung ứng có dẫn đến tình trạng đình trệ, thiếu hụt, cạnh tranh không lành mạnh hay làm tăng giá tiêu dùng hay không.

Theo các chuyên gia chống độc quyền, mặc dù bước đi của FTC có thể sẽ không thể giải quyết vấn đề chuỗi cung ứng nhưng có thể định hình các hành động điều tiết trong tương lai nhằm duy trì hoặc tăng mức độ cạnh tranh trong các ngành công nghiệp chủ chốt.

Gã khổng lồ bán lẻ “vượt bão” cung ứng thế nào?

Tuy nhiên, Financial Times cho rằng động thái này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa gã khổng lồ bán lẻ và chính quyền Biden, vì dữ liệu chuỗi cung ứng có thể tiết lộ tồn đọng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ lớn.

Trong cơn bão chuỗi cung ứng, thực tế phũ phàng là những công ty lớn không chỉ sống khỏe mà còn “nuốt trọn” thị trường của những công ty nhỏ. Dữ liệu tài chính cho thấy khoảng cách giữa công ty lớn và công ty nhỏ ngày càng nới rộng.

Kể từ khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu mở cửa trở lại, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi và nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, đồng thời kéo theo những vấn đề như giá vận chuyển tăng cao, thiếu hụt nguồn cung, tắc nghẽn cảng và thiếu tài xế xe tải, chuỗi cung ứng đã mở ra những thách thức lớn.

Trong mùa mua sắm cuối năm, khi các ông lớn trong ngành bán lẻ như như Wal-Mart và Lowe’s nhanh chóng ổn định nguồn cung và hàng hóa dự trữ, các công ty bán lẻ nhỏ phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn.

Doanh thu và lợi nhuận của những gã khổng lồ bán lẻ tăng trưởng vượt kỳ vọng của thị trường. Doanh thu quý 3 của Wal-Mart tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 140,5 tỷ USD, vượt kỳ vọng của thị trường là 135,6 tỷ USD.

Jennifer Bisceglie, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Interos, cho biết, cũng giống như sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, các nhà bán lẻ lớn luôn có kinh nghiệm và sự linh hoạt hơn so với các công ty bán lẻ nhỏ. Các nhà cung cấp có thể ưu tiên hơn cho các công ty lớn vì một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong tương lai.

Katrina Parris, chủ cửa hàng quà tặng ở Harlem, New York cho biết, cô bắt đầu chuẩn bị hàng hóa từ rất sớm. Nhưng trong năm qua, cô chỉ nhận được một nửa số hàng, nửa còn lại không thể đảm bảo sẽ đến kịp.

Bob Amster, Giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Retail Technology Group, tin rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể khiến một số lượng lớn các cửa hàng nhỏ biến mất, và trừ khi chính phủ can thiệp, nếu không, nhiều cửa hàng có thể đóng cửa.

Exit mobile version