Khủng hoảng trần nợ công ở Mỹ có khiến Ukraine không nhận được viện trợ.
Mỹ có thể đình chỉ viện trợ vũ khí cho Ukraine
Tờ The Hill nói rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ tạm thời đình chỉ vô thời hạn việc trợ cấp quân sự cho Ukraine vì vấn đề trần nợ công. Hơn bao giờ hết, quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới đang bị ám ảnh bởi mức trần nợ công đã chạm mốc 31.400 tỷ USD.
Chỉ còn 5 ngày nữa là hạn chót Quốc hội Mỹ phải nâng trần nợ công của nước này nếu không muốn trở thành quốc gia vỡ nợ.
Bình luận viên Brad Dress của The Hill nhận định: “Nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc viện trợ do bế tắc của vấn đề trần nợ công, cũng phải nhắc đến những hệ quả từ cuộc phản công của Ukraine. Tất cả đã cản trở các cuộc đàm phán nghiêm túc về gói tài trợ tiếp theo”.
Lỗ hổng hạch toán sai 3 tỷ USD
Không chỉ vậy, Lầu Năm Góc tiết lộ rằng đã có lỗ hổng hạch toán của các lô hàng hỗ trợ cho Ukraine cao hơn so với giá trị sổ sách thực tế 3 tỷ USD được chuyển tới Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh giải thích: “Trong quá trình rút các gói vũ khí từ kho, đã có nhầm lẫn trong việc định giá thiết bị hỗ trợ cho Ukraine. Trong một vài trường hợp, khoản chi phí thay thế đã được sử dụng thay cho giá trị ròng sổ sách khiến mức định giá cao hơn sổ sách”. Tuy nhiên, sự sai sót này sẽ không khiến việc hỗ trợ Ukraine bị ảnh hưởng.
Kể từ tháng 8/2021, Mỹ đã gửi tổng số lượng vũ khí trị giá 21,1 tỷ USD tới Ukraine.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Roger Wicker cho hay: “Việc Bộ Quốc phòng định giá “nhầm” chi phí gửi vũ khí tới Ukraine là một sai lầm lớn. Ưu tiên của chúng ta là Ukraine chiến thắng Putin. Nếu đơn phương thay đổi việc viện trợ sẽ khiến mục tiêu này bị suy yếu”.
Tuy nhiên, trong ngân sách quân sự chỉ còn 14 tỷ USD, số tiền này chỉ có thể giúp Kiev đến tháng 9. Việc Mỹ có tiếp tục viện trợ Ukraine hay không phụ thuộc vào kết quả của Kiev.
Washington đã gửi cho Ukraine vũ khí với độ sát thương cao như xe tăng Abrams, pháo phản lực, tên lửa chống tăng HIMARS (tầm bắn 80-90km) mở đường cho các đồng minh châu Âu khác gửi xe quân sự.
Tổng thống Joe Biden đã cam kết 47 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Mặc dù vậy, Mỹ cũng đã tránh chuyển các vũ khí hạng nặng có thể khiến căng thẳng với Nga leo thang tạo thành xung đột hạt nhân.
Trong suốt mùa thu năm ngoái, ông Zelensky tiếp tục kêu gọi Mỹ viện trợ thông qua truyền thông Mỹ và trong chuyến thăm Washington.
Trung tá Daniel Davis cho rằng, việc “giao vũ khí vô nghĩa” sẽ không đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ. Trung tá thừa nhận rằng, máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ sẽ không thể thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường ở Ukraine.
Hồi kết ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Nợ công phình to giáng đòn đau vào nền tài chính Mỹ
Loay hoay với khủng hoảng nợ công, Bộ Tài chính Mỹ đã phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để các hoạt động của chính phủ được diễn ra trơn tru. Nói dễ hiểu, đây là biện pháp giúp Mỹ có thêm thời gian trước khi nguồn tài chính bị cạn kiệt.
Đến thời điểm hôm nay (25/5/2023), vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào về việc nâng mức trần nợ. Đến ngày 1/6, Mỹ không có tiền trả cho các trái chủ và phí dịch vụ công thì Mỹ chính thức vỡ nợ, chính phủ buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lời cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.
Tính đến ngày 19/5/2023, Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn khoảng hơn 60 tỷ USD tiền mặt, từ mức 238 tỷ USD hồi đầu tháng sau khi thu thuế tháng 4.
Trong bức thư gửi tới Quốc hội Mỹ, bà Yellen cho rằng: “Đợi đến phút cuối để nâng trần nợ hay giữ nguyên cũng sẽ khiến niềm tin kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng. Chi phí vay ngắn hạn sẽ leo thang và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực lên xếp hạng tín nhiệm của Mỹ”.
Mỹ có 2 lựa chọn trong trường hợp mức trần nợ công hiện tại không được nâng.
Thứ 1, vỡ nợ kỹ thuật. Tạm hiểu là Bộ Tài chính sẽ xoay tiền trả nợ cho các trái chủ. Tuy nhiên, vị thế trái phiếu Mỹ sẽ bị đánh tụt điểm. Mỹ không có đủ tiền trả phí cho các hoạt động thuộc dịch vụ công có thể khiến nền kinh tế đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế đang cận suy thoái sẽ bước vào mùa đông suy thoái hoàn toàn.
Thứ 2, vỡ nợ toàn phần. Thay vì trả tiền cho trái chủ, Mỹ sẽ xoay tiền chi trả cho các hoạt động dịch vụ công. Lúc này, đồng USD mất giá, hàng nhập khẩu tăng cao, lạm phát leo thang do giá hàng hóa bị đẩy lên mức cao vượt quá ngưỡng chi tiêu của người lao động. Tiếp đến, trái phiếu bị bán xả, giá năng lượng biến động, cuối cùng sẽ tạo ra các rào cản thương mại để giảm nhập khẩu khiến tất cả mọi thứ trở nên đắt đỏ.
Đó là những kịch bản các nhà lập pháp Mỹ cũng không muốn xảy ra, nhưng nếu hai bên vẫn không thể vì việc chung để đi đến thống nhất, Bộ Tài chính Mỹ chỉ có thể cố gắng trả nợ trái chủ, thương lượng thời gian trả tiền cho dịch vụ công (bởi đến tháng 5, chính phủ Mỹ sẽ có tiền từ việc thu thuế).
Nguồn Reuters/The Hill
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.