Bộ Tư pháp Mỹ thành lập Đội đặc nhiệm tiền mã hoá quốc gia

Bộ Tư pháp Mỹ thành lập Đội đặc nhiệm tiền mã hoá quốc gia

Vốn trở thành mối quan tâm lo lắng của các đơn vị chức năng, Bitcoin và tiền mã hoá nói chung khiến nhà chức trách lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến đồng USD Mỹ, động thái mới nhất của nước Mỹ chính là thành lập 1 đơn vị mới có tên là Nhóm đặc nhiệm tiền mã hóa Quốc gia. 

Thứ trưởng Tư pháp Lisa Monaco tiết lộ thành viên trong nhóm Đặc nhiệm trên sẽ là chuyên gia phòng chống rửa tiền và tội phạm mạng hàng đầu của Mỹ. Mục tiêu hàng đầu của Đội đặc nhiệm là bảo vệ người dân Mỹ khỏi rủi ro liên quan đến tiền mã hoá. 

Trong 1 bài phát biểu, bà Monaco nói: “Các sàn giao dịch tiền mã hóa đang muốn trở thành ngân hàng của tương lai. Chúng tôi muốn người dân có thể yên tâm khi sử dụng những nền tảng này và sẵn sàng phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn. Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ người sử dụng”.

Vào tối 6/10, Bitcoin có cú “pumb” đầy ấn tượng khi giá trị giao dịch của đồng tiền này ở mức 55.000 USD/BTC, không chỉ giúp Bitcoin trở lại ngôi vua đã mất từ tháng 9 mà còn đánh dấu mốc giá trị cao nhất mà đồng tiền mã hóa số 1 thế giới đạt được kể từ tháng 5/2021 đến nay. Ghi nhận tại thời điểm 9h00 ngày 7/10, vốn hoá Bitcoin vượt mốc 1.000 tỷ USD.

Liệu rằng những động thái mới của Mỹ về tiền mã hoá có phải là chất xúc tác khiến Bitcoin liên tiếp lập đỉnh trong vài ngày trở lại đây hay không?
Bộ Tư pháp Mỹ thành lập Đội đặc nhiệm tiền mã hoá quốc gia.

Cục dự trữ liên bang (FED) đã xem xét tiền kỹ thuật số như là một đối thủ tiềm năng đối với vị thế thống trị của đồng USD sau tuyên bố không thực hiện các lệnh cấm cực đoan với thị trường crypto. FED cho hay sự đổi mới trong lĩnh vực thanh toán có thể tạo ra thách thức lớn với đồng USD Mỹ trong tương lai.

Trong thời gian quan, FED chịu nhiều áp lực từ viện chính sách tiền tệ và dư luận về kế hoạch xây dựng CBDC – đồng tiền số quốc gia do ngân hàng nhà nước phát hành. Tuy nhiên, có vẻ FED vẫn chần chừ việc có nên phát hành đồng tiền kỹ thuật số quốc gia hay không, ông Jerome Powell thường xuyên né tránh các câu hỏi về CBDC, nói rằng mọi sự phải được Quốc hội chấp thuận.

Trong diễn biến khác, Chủ tịch Gary Gensler thông báo rằng sẽ đưa tiền mã hóa vào khuôn khổ chính sách công. Theo ông Gary, thị trường tiền mã hóa cần được chú ý bởi chúng có xu hướng gần với các giao dịch chứng khoán. Việc này còn là để bảo vệ các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong thị trường crypto có biên độ “nảy” cực lớn.

Thông tin về Mỹ sẽ thông qua quỹ ETF Bitcoin trở thành điểm nóng. Hiện tại, SEC đã xem xét 20 hồ sơ ETF cho Bitcoin, hợp đồng tương lai Bitcoin, Ethereum ETF và các sản phẩm hợp đồng tương lai Ether. Đây được coi là tín hiệu tích cực bởi từ lâu Bitcoin ETF được xem là mảnh đất màu mỡ để các tổ chức tài chính dần tiếp cận với Bitcoin.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Tổng hợp)

Exit mobile version