Phương Tây có đạt được mục đích khi tìm cách áp giá trần dầu thô của Nga

Ngay cả khi áp giá trần dầu thô của Nga dưới 70 USD/thùng, Nga vẫn có lợi nhuận từ việc bán dầu.

Mỹ và các nước đồng minh đang tìm cách chặn đứng Nga trên sân chơi năng lượng bằng cách áp giá trần dầu thô.

Mỹ và đồng minh tìm cách áp giá trần dầu thô Nga

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói rằng Mỹ và các nước đồng mình sẽ tìm cách hạn chế nguồn doanh thu khổng lồ của Nga đến từ năng lượng. Để thực hiện được điều này, Mỹ, Canada và các đồng minh sẽ tìm cách áp giá trần đối với mặt hàng dầu mỏ của Nga (dầu thô).

Bộ trưởng Janet Yellen lên tiếng: “Chúng tôi đang thảo luận thêm về giới hạn hoặc một mức giá khác nhằm hạn chế năng lượng của Nga, kéo giá dầu xuống thấp và giảm doanh thu dầu mỏ của nước Nga. Điều này sẽ khiến lượng sản xuất dầu lớn hơn để cung ứng thị trường”.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen

“Chúng tôi cho rằng một mức giá ngoại lệ đánh lên mặt hàng dầu mỏ là cách để ngăn chặn việc giá dầu leo thang đang khiến các nước có thu nhập thấp phải vật lộn với chi phí thực phẩm và năng lượng ngày càng cao”, bà Yellen đồng thuận quan điểm với Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland.

Mỹ, Canada, Anh và một số quốc gia khác đã cấm nhập khẩu dầu từ Nga, tuy nhiên nhiều nước trong khối EU vẫn chưa thể thoát khỏi “cơn nghiện” khí đốt và dầu thô Nga.  

Bà Yellen khẳng định: “Chúng tôi đang tích cực làm việc với các đối tác” bên thềm hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Đức vào tuần tới với hi vọng Tổng thống Joe Biden sẽ tìm được tiếng nói đồng thuận từ EU.

Áp giá trần dầu thô của Nga sẽ là thách thức lớn đối với EU khi họ phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga.

Freeland cho biết Canada “nghĩ rằng đó là một ý tưởng thực sự tốt” khi cố gắng hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, nhưng thừa nhận rằng điều này sẽ là thách thức đối với các nước châu Âu.

Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland cho biết: “Bạn biết đấy, cuộc thảo luận với EU sẽ là thách thức lớn, EU sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc có hay không việc áp giá trần dầu thô”.

Phương Tây liệu có đạt được mục đích?

Để thực hiện việc áp đặt giá trần với dầu Nga quả là một bài toán khó. Cả Mỹ và EU đều nhận ra rằng lệnh trừng phạt có tác động 2 chiều, dĩ nhiên Mỹ và EU cũng bị chịu ảnh hưởng, việc cố gắng ngăn chặn dầu mỏ và năng lượng từ Nga trên thị trường quốc tế chỉ khiến mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn.

Các quốc gia thuộc EU vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về cách thức giảm phụ thuộc năng lượng của Nga. Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Nga vẫn thu về 13 tỷ USD doanh thu dầu thô xuất khẩu sang EU.   

Hay nói theo cách khác, lệnh cấm vận và áp giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể khiến giá dầu bật tăng – điều này chỉ đem lại lợi ích cho điện Kremlin mà khiến EU “khốn đốn”. 

Trong động thái khác Washington có thể gây khó khăn cho Moscow bằng cách đe dọa trừng phạt đối với bất kỳ nước nào dự định mua dầu của Nga với giá cao hơn, nhưng điều này có thể ảnh hưởng đến “sức khỏe ngoại giao” của các nước.

Ngoài ra, việc trả theo giá thị trường cho dầu của Nga không phải là một lựa chọn khôn ngoan vì doanh thu khí đốt và xuất khẩu dầu thô đóng góp 1 phần đáng kể trong ngân sách của Nga.

Ngay cả khi áp giá trần dầu thô của Nga dưới 70 USD/thùng, Nga vẫn có lợi nhuận từ việc bán dầu.

Nếu như lệnh áp trần giá đối với dầu thô Nga được ấn định, chắc chắn bên nào cũng sẽ phải chịu thiệt hại và chênh lệch.

Liệu ý tưởng về áp trần giá dầu mà Mỹ và EU đưa ra có thể hoạt động hay không và Nga có chấp thuận một động thái như vậy không?

ZOE

Exit mobile version