Mỹ “xuống thang” với Venezuela vì dầu mỏ

Mỹ cho phép Chevron thương lượng những điều khoản đối với các hoạt động có thể được thực hiện trong tương lai tại Venezuela.

Chính phủ Tổng thống Joe Biden sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Venezuela bởi “giấy phép hạn chế” cấp cho tập đoàn dầu mỏ Chevron Corp.

Mỹ chấp nhận “nhẹ nước” trước Venezuela

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra quyết định liên quan đến thỏa thuận cao cấp giữa Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn, tìm kiếm giải pháp cải thiện khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Venezuela.

Hai quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ nói với Associated Press (AP) rằng biện pháp nới lỏng trừng phạt có liên quan đến giấy phép được cấp cho tập đoàn dầu mỏ Chevron Corp.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Venezuela Nicolas Maduro

Theo đó, Mỹ cho phép Chevron thương lượng những điều khoản đối với các hoạt động có thể được thực hiện trong tương lai tại Venezuela, nhưng không được ký kết bất kỳ thỏa thuận mới nào với Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA.

Không chỉ vậy, bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh họ sẽ dự kiến công bố các biện pháp nới lỏng lệnh trừng phạt nhưng không đồng nghĩa rằng sẽ giúp cho chính quyền Venezuela có thêm nguồn thu vào ngân sách.

Ngoài ra, cựu quan chức cấp cao PDVSA Carlos Erik Malpica-Flores (cháu trai của đệ nhất phu nhân Venezuela) sẽ được gạch tên ra khỏi sổ đen trừng phạt.

Vào tháng 3, cuộc gặp gỡ thiện chí của người đồng cấp Maduro với chính quyền Tổng thống Joe Biden diễn ra. Venezuela được cho là đã trả tự do cho ít nhất 2 tù nhân Mỹ – động thái nhằm thể hiện sự thiện chí.

Mỹ thường cáo buộc Venezuela có các vi phạm về nhân quyền và chỉ trích rằng ông Maduro thâu tóm quyền lực.

Chính phủ của Tổng thống Maduro đối lập với Juan Guaido – chính quyền được Mỹ và 60 quốc gia công nhận. Trong nhiều năm qua, quan hệ Mỹ – Venezuela rất căng thẳng.

Năm 2019, Mỹ áp lệnh trừng phạt ngăn các giao dịch dầu thô của Venezuela, vốn chiếm 96% nguồn thu của quốc gia này.

Tập đoàn dầu mỏ Chevron phản ứng thế nào

Tập đoàn dầu mỏ Chevron có trụ sở tại có hoạt động kinh doanh tại Venezuela. 4 công ty liên doanh của họ với PDVSA sản xuất khoảng 200.000 thùng dầu/ngày vào năm 2019. Sau khi hứng chịu lệnh trừng phạt, sản lượng dầu thô của nước này bị cắt giảm.

Chevron đã không đưa ra bất kỳ lời bình luận nào. Được biết trong thế kỷ trước, thiết bị máy móc dầu tư khai thác dầu ở Venezuela ước tính đạt 2,6 tỷ USD.

Venezuela là quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu mỏ trên thế giới. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị đã khiến 6 triệu dân nước này di cư.

Khoảng 3/4 dân số ở đây vẫn đang sinh sống với mức lương chưa đến 1,9 USD/ngày. Người dân ở đây có mức thu nhập gần như thấp nhất thế giới, nhiều khu vực, họ vẫn chưa được tiếp cận với điện và nước sạch.

Về kinh tế, Venezuela trải qua giai đoạn siêu lạm phát trầm trọng đến mức quốc gia này phải xóa đi 6 con số trên đồng tiền truyền thống bolivar. Tỷ lệ lạm phát của Venezuela trong năm 2020 được ghi nhận là 2.959,8%, trong khi trong 5 tháng đầu năm 2021 lạm phát cũng đã lên tới 264,8%. 

Tháng 4/2022, Venezuela ghi nhận tỷ lệ lạm phát là 222,3%.

Trong 5 năm qua, Mỹ đã sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và cá nhân Tổng thống Venezuela và 8 thành viên trong Quốc hội lập hiến nhằm loại bỏ chính quyền Maduro và khôi phục nền dân chủ của Venezuela.

Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính phủ sẽ điều chỉnh các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela dựa trên các kết quả khả quan tại cuộc đàm phán sắp tới.

Zoe (Nguồn AP)

Exit mobile version