Nâng cấp dự án đường nối Đồng Tháp – Cần Thơ kinh phí 950 tỷ đồng

Nâng cấp dự án đường nối Đồng Tháp - Cần Thơ kinh phí 950 tỷ

Việc nâng cấp dự án Tuyến đường Cao Lãnh – Lộ Tẻ dài gần 29 km đi qua Đồng Tháp, Cần Thơ để tăng khả năng khai thác sẽ bỏ ra kinh phí là 950 tỷ đồng.

Phê duyệt dự án với kinh phí 950 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án nâng cấp tuyến đường nối Đồng Tháp – Cần Thơ. Thời gian thực hiện nâng cấp dự án này là từ nay đến năm 2025. Trong tổng số 950 tỷ đồng kinh phí, khoảng 767 tỷ đồng là tiền kinh phí xây dựng, thiết bị; số tiền còn lại sử dụng cho việc giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, dự phòng…

Công trình đường nối Đồng Tháp – Cần Thơ có điểm đầu tại nút giao An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và điểm cuối nối cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, thuộc địa phận TP Cần Thơ. Với diện tích đất sử dụng là 2,52ha (phạm vi nút giao Lộ Tẻ).

Nâng cấp gì ở đường nối Đồng Tháp – Cần Thơ?

Tại tuyến chính, bề rộng mặt đường giữ nguyên khoảng 20m với 6 làn xe, tuy nhiên sẽ được bù vênh, thảm bêtông nhựa… và bổ sung hệ thống đường gom. Ngoài ra, đơn vị thi công sẽ thực hiện xây mới cầu vượt cùng các nhánh rẽ ở khu vực nút giao Lộ Tẻ  để tăng kết nối với các trục đường khác.

Về đường gom, dự án sẽ xây dựng hệ thống đường gom, trong đó quy mô tối thiểu đường giao thông nông thôn cấp B tại một số đoạn để tổ chức lại giao thông trên tuyến, kết cấu mặt đường cấp cao A2; đầu tư xây dựng mới 29 cầu trên đường gom, khổ cầu phù hợp với khổ nền đường.

Thuộc tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây đi qua qua Đồng bằng sông Cửu Long là trục Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi. Ở trục này, ngoài đoạn Cao Lãnh – Lộ Tẻ, đoạn từ Lộ Tẻ đến Rạch Sỏi dài 51 km được thông xe đầu năm 2021, nối Cần Thơ qua Kiên Giang với 4 làn xe và vận tốc thiết kế 80 km/h. Đoạn này vẫn đang được theo dõi và chờ ổn định độ lún, sau đó sẽ nâng cấp đạt tiêu chuẩn cao tốc.

Trong quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi sẽ được đầu tư thành cao tốc với quy mô 6 làn xe. Theo đó, trục đường này kết nối tuyến Mỹ An – Cao Lãnh và tuyến N2 (Đức Hòa – Mỹ An). Thời gian tới, tuyến này được đầu tư tạo thành cao tốc trục dọc phía Tây nối TP HCM về các Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, Dự án còn xây dựng mới nút giao cuối tuyến (nút giao Lộ Tẻ) dạng Trumpet. Tuyến tránh thành phố Long Xuyên kết nối với tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ bằng cầu vượt và nhánh rẽ, trong đó các nhánh nút giao thiết kế mặt đường cấp cao A1, lớp mặt bê tông nhựa chặt rải nóng trên lớp móng cấp phối đá dăm.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về quá trình quản lý, thực hiện dự án, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

Exit mobile version