Tổng thống Ukraine “đe dọa” NATO

NATO phải làm gì để “xoa dịu” cơn giận của Tổng thống Ukraine

NATO phải làm gì để “xoa dịu” cơn giận của Tổng thống Ukraine.

Mỹ cạn kiệt quỹ bảo hiểm bảo vệ người gửi tiền trong ngân hàng

Khi nào Ukraine chính thức gia nhập NATO

Chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022, đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Volodymyr Zelensky vẫn chưa nhận được tín hiệu “xanh”.

Financial Times dẫn các nguồn tin, trong diễn biến mới nhất, ông Zelensky đã mạnh tay tung tối hậu thư với NATO. Cụ thể, ông Zelensky nói rằng đại diện Ukraine sẽ không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Litva, Vilnius vào tháng 7 trừ khi NATO cung cấp cho Kiev các đảm bảo an ninh và lộ trình gia nhập NATO mà quốc gia này yêu cầu.   

Theo quan điểm của Ukraine, việc gia nhập NATO là điều cần thiết vì các nguyên tắc phòng thủ tập thể mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cũng cấp cho các thành viên là yếu tố cần cho Kiev. 

Tổng Thư ký NATO Stoltenberg và Tổng thống Ukraine Zelensky thảo luận ở Kiev.

Theo Điều 5 Hiến chương NATO, bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang vào một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương sẽ “được coi là một cuộc tấn công vào liên minh”.

Về vấn đề này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng Kiev có thể được cung cấp “một điều gì đó nằm giữa đảm bảo an ninh được cung cấp cho Israel và tư cách thành viên đầy đủ”.

Mỹ và Đức phản đối việc trao cho Ukraine một mối quan hệ gần gũi với NATO, trong đó có lộ trình gia nhập liên minh. 

Theo Tổng thư ký NATO, tất cả các đồng minh NATO đã nhất trí rằng Ukraine nên trở thành thành viên của liên minh quân sự này, song không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Về phía Nga, “gấu đen” cho rằng nếu Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tương đương với mối đe dọa an ninh quốc gia.

Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra cảnh báo: “NATO đang tự đặt ra mục tiêu đánh bại Nga ở Ukraine và để tạo động lực cho Kiev, liên minh này cam kết rằng sau khi xung đột kết thúc, Ukraine có thể được chấp nhận để tham gia vào liên minh”.

Ukraine sẽ không thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chừng nào cuộc xung đột tại quốc gia này vẫn còn tiếp diễn.

Điện Kremlin nhắc lại quan điểm, việc ngăn Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là một trong những mục tiêu then chốt của nước này. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin gần đây nói rằng tình trạng trung lập của Ukraine là một trong những điều kiện cho hòa bình lâu dài giữa Nga và Ukraine. 

Khả năng để Ukraine sớm gia nhập Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương gần bằng 0 bởi Hungary hay Thổ Nhĩ Kỳ trong khối thành viên 30 chắc chắn sẽ phủ quyết.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng từng tiết lộ hồi đầu năm 2022, ông đã thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Ukraine chắc chắn không thể gia nhập NATO trong ít nhất trong vòng 30 năm nữa.

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version