Nền kinh tế Mỹ đang hạnh phúc?

FED không lường trước được sức mạnh của cơn siêu bão lạm phát quét qua 50 tiểu bang nước Mỹ.

Nền kinh tế hạnh phúc thường không hạnh phúc.

Tại sao Mỹ rơi vào thảm cảnh lạm phát?

Chỉ 1 tháng sau khi Mỹ công bố chỉ số CPI cao chưa từng có (7,9%), thì đến hôm nay, CPI lại tiếp tục tăng lên mức 8,5% – con số đáng sợ nhất kể từ năm 1981 đến nay. CPI lõi (ngoại trừ năng lượng và thực phẩm) tăng 6,5% trong 12 tháng qua. Những con số tiếp tục nhảy múa trên bảng cân đối kế toán đè nặng lên tâm lý của FED.

Người cảm nhận rõ rệt nhất chính là người tiêu dùng khi giờ đây họ bị bó buộc trong chiếc hộp chi tiêu hàng ngày. Giá xăng tăng trung bình 48%, vé máy bay tăng 24%, quần áo tăng 15%, thực phẩm nông nghiệp tăng trung bình 18%.

Có lẽ, FED không lường trước được sức mạnh của cơn siêu bão lạm phát quét qua 50 tiểu bang nước Mỹ.

Nền kinh tế hạnh phúc thường không hạnh phúc.

Có ai nhắc tới câu chuyện của tháng 12/2020, khi các nhà phân tích của FED đưa ra con số lạm phát CPI dưới mức 2% và chỉ còn 1,8% vào cuối năm 2021?

Nền kinh tế Mỹ đã không vận hành theo cách họ muốn khi chỉ số lạm phát không những giảm mà còn “phong độ”. Tháng 2/2021, chỉ số CPI tăng đột biến 2,6%, 4,2%, 5%, 5,4%. Đến tháng 10, con số này là 6,2%, tháng 11 là 6,8%, tháng 12 là 7,0%.

Trong nhiều tháng ròng, Chủ tịch Jerome H. Powell cùng các cộng sự đã nói rằng tình trạng lạm phát chỉ mang yếu tố nhất thời do ảnh hưởng của việc nguồn cung gián đoạn cùng với sự phục hồi suy thoái sau đại dịch Covid-19.

FED thay đổi hướng đi của con thuyền kinh tế Mỹ.

Ngày 16/3/2022, sau 3 năm để mức lãi suất ngắn hạn ưu đãi gần 0%, FED đã chính thức tăng lãi suất ngắn hạn lên 25 điểm cơ bản và dự kiến sẽ tiếp tục mạnh tay nhằm hạ nhiệt lạm phát đang leo đỉnh.

FED đặt cược toàn bộ vào ván bài đầy rủi ro: Thị trường lao động tăng sức nóng, tỷ lệ thất nghiệp giảm thấp ở mức đáng mừng thế nhưng việc thắt chặt tín dụng và các khoản vay liệu có khiến nền kinh tế đứng đầu thế giới rơi vào tình trạng suy thoái.

Câu hỏi trăn trở rằng: “Làm cách nào để tăng lãi suất vừa đủ kiềm chế giá cả leo thang mà không giết chết nhu cầu tăng trưởng mở rộng?”.

Giọt nước tràn ly

Năm 2020, đại dịch Covid-19 như một Tử thần mang lưỡi lê tiến vào nước Mỹ, các doanh nghiệp đóng cửa, số còn lại cắt giảm nhân công để bảo vệ tình hình sức khỏe chung, 22 triệu việc làm bị cắt giảm, sản lượng kinh tế tụt 31% từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Sự suy thoái xuất hiện.

Thế nhưng, lúc này, thay vì chìm trong biển lặng, nền kinh tế Mỹ phục hồi nhờ vào các gói cứu trợ nhân đạo từ chính quyền Tổng thống Joe Biden, FED cắt giảm lãi suất gần bằng 0, tiến hành thu mua tài sản để kích thích nền kinh tế vực dậy.

Các doanh nghiệp phấn khởi lấy đầy các vị trí tuyển dụng, gia tăng hàng hóa cung ứng. Hoạt động kinh doanh rực rỡ trở lại thì câu chuyện vận chuyển và cất giữ hàng hóa gặp khủng hoảng. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Các cảng lớn nhất của Mỹ tiếp tục ùn ứ, buộc nhiều nhà bán lẻ nước này chấp nhận thuê tàu riêng để về kịp hàng dù giá đắt đỏ.

Nhu cầu tăng cao, nguồn cung giảm, chi phí vận chuyển tăng, các cảng lớn rơi vào tình trạng “báo động” dư thừa, thiếu nhân lực,….Nền kinh tế “nóng nực” do các khoản chi tiêu vượt mức từ các hộ gia đình nhận được gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Nhà Trắng.

Sức tiêu thụ quá lớn buộc các công ty phải xoay sở để đáp ứng đủ nguồn cung hàng hóa-dịch vụ. Thị trường việc làm sôi động với 6,7 triệu việc làm được bổ sung. Người Mỹ tiếp tục thoải mái mua sắm và tung hoành trên các sàn thương mại điện tử.

Lúc này chuỗi cung ứng phần nào được giải quyết, FED chuyển hướng chính sách từ “nhân đạo” sang “quân phiệt” để hạ nhiệt lạm phát, thắt chặt túi tiền để hạ nhiệt mua sắm.

Mức lương sau lạm phát tăng cao đe dọa đến việc xảy ra một chu kỳ lạm phát kép. Nhu cầu tiêu dùng trong thời buổi lạm phát đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tăng lương cho người lao động. Điều này dẫn tới nguy cơ một đợt tăng giá khác do các doanh nghiệp tìm cách bù đắp chi phí.

Đe dọa chính trị

Lạm phát đang trở thành mối đe dọa đối với Tổng thống Joe Biden. Reuters cho biết, chỉ số tín nhiệm của ông đã giảm xuống còn 41% trong tuần này. Đây là 1 đòn giáng mạnh vào Đảng Dân chủ trong khi thời gian bầu cử diễn ra trong tháng 11 đến gần.

Chỉ số lạm phát tăng 8,5% trở thành gánh nặng với Đảng Dân chủ. Người dân Mỹ muốn Tổng thống Joe Biden cần ưu tiên các vấn đề kinh tế hơn bởi họ là người đang phải vật lộn với các khoản chi tiêu thặng dư từ năng lượng cho đến giá cả hàng hóa ảnh hưởng từ xung đột Ukraine-Nga.

Hiện có 53% người Mỹ đánh giá thập hiệu năng xử lý khủng hoảng của ông Biden, chỉ 25% người dân Mỹ tin rằng chính quyền Nhà Trắng đang đi đúng hướng.

Zoe (Nguồn AP/Reuters)  

Exit mobile version