Nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ khi thị trường lao động được thắt chặt

Nền kinh tế mạnh mẽ khi thị trường lao động được thắt chặt

Hoạt động kinh tế Mỹ đang bứt tốc sau 1 năm bị tàn phá bởi đại dịch, tắc nghẽn nguồn cung với vô vàn thách thức khác.

Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 11 giảm xuống mức thấp nhất trong 52 năm. Hoạt động kinh tế Mỹ đang tăng tốc sau 1 năm bị tàn phá bởi đại dịch, lạm phát, tắc nghẽn nguồn cung với vô vàn thách thức khác.

Tuy nhiên, thực tế, bộ Lao động Mỹ khá khó khăn trong việc điều chỉnh dữ liệu lao động bởi những biến động theo từng thời điểm. Thị trường lao động thắt chặt với số người thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 3/2020 – thời điểm nền kinh tế phải đối chọi với làn sóng Covid-10 thứ nhất.  

Nền kinh tế dần phục hồi khi tình hình tiêu dùng có vẻ khả quan, các đơn đặt hàng (không bao gồm vận tải) tăng mạnh, cán cân thương mại bị thâm hụt trong tháng trước đã phục hồi do hoạt động xuất khẩu hồi phục.

Bài toán khó khăn lúc này là câu chuyện giá cả hàng hóa vẫn ở mức cao, lạm phát leo thang “đáng sợ” nhất trong gần 31 năm qua đe dọa nền kinh tế Mỹ. Báo cáo kinh tế vào trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn đã tạo niềm tin cho các nhà hoạch định mạnh dạn dự đoán con số tăng trưởng của quý IV đạt 8,6%.

Nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ khi thị trường lao động việc làm được thắt chặt

Kỳ vọng lớn được vào nền kinh tế Mỹ

Christopher Rupkey, nhà kinh tế trưởng của MUFG tại New York, cho biết: “Sẽ có 1 cú nổ vào cuối năm vào nền kinh tế Mỹ, có rất nhiều điều để bàn luận về nền kinh tế. Sẽ có một vài điều chỉnh, một vài công ty có thể không tìm thấy sự trợ giúp mà họ cần” .

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh tại một vài tiểu bang đã giảm xuống còn 199.000, con số này thấp hơn dự đoán của Reuters là 260.000 đơn đăng ký. Các yêu cầu xin trợ cấp hiện được coi là phù hợp với thị trường lao động lành mạnh, mặc dù tình trạng thiếu hụt nhân công trầm trọng do đại dịch đang cản trở sự tăng trưởng việc làm.  

Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng về sự gia tăng nguồn lao động mới. Lực lượng lao động giảm 3 triệu người so với mức trước đại dịch, kể cả khi các gói cứu trợ do chính phủ liên bang tung ra đã hết hạn, trường học mở cửa để tiếp tục giảng dạy, nhiều công ty đã tăng lương cho người lao động của mình.

Một báo cáo riêng từ Bộ Thương mại cho thấy tổng sản phẩm quốc nội đã tăng 2,1% trong quý thứ III, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ 6,7% trong quý II. Chi tiêu của người tiêu dùng – chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ đã tăng 1,3% trong tháng 10 sau khi tăng 0,6% trong tháng 9.

Điều đáng ngại, các quốc gia khác đồng loại phục hồi kinh tế sau đại dịch, hàng nghìn tỷ USD cứu trợ được tung ra đã tạo sự căng thẳng cho chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng lạm phát.

Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu thô trong kho dự trữ liên bang để hạ nhiệt giá dầu. Trong nỗ lực phối hợp toàn cầu, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh cùng mở kho dự trữ để nỗ lực ổn định giá.

Ở diễn biến khác, 1 bộ phận đi ngược lại quan điểm lo ngại, trong bối cảnh lạm phát leo thang và chưa có dấu hiệu ngừng lại (không ai mong muốn) có vẻ như triển vọng về nền kinh tế Mỹ đang xấu đi. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/1990, tốc độ này đã vượt qua dự báo của Dow Jones và 5,9%. CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) tăng 4,6% so với năm ngoái. Cả hai đều là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1990. 

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version