Nền kinh tế Nga suy yếu hay là những tham vọng không tên?

Nga đã xây dựng “một nền kinh tế sẵn sàng với mọi sự xung đột”.

Nền kinh tế Nga suy giảm với mức lạm phát 16,7% cao nhất lịch sử kể từ năm 1991, liệu Tổng thống Putin có đang chắc chắn với hướng đi của mình?

Nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng lạm phát

Nền kinh tế Nga đang rơi vào khủng hoảng khi đà giảm GDP hơn 10%, lạm phát đạt 16,7% – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1991.  

Lạm phát ở Nga leo thang do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giá nguyên liệu thô tăng cùng với việc Nga phải song song hồi phục kinh tế sau đại dịch. Cùng với đó, các lệnh trừng phạt chưa từng có giáng vào Nga khiến nước này đối mặt với nhiều gián đoạn, thách thức về kho vận, chuỗi cung ứng càng khiến mọi sự căng thẳng hơn.

Nga chứng kiến chỉ số CPI tăng cao nhất kể từ năm 1991 ở mức trên 16%.

Không chỉ vậy, Nga đang đối mặt với tình trạng chảy máu dòng vốn bởi tình trạng vỡ nợ quốc tế sau khi Mỹ và đồng minh phương Tây siết chặt lệnh trừng phạt nhằm tê liệt nền tài chính nước này ở mức phi tiền lệ.

Trước đó, chính phủ nước Nga đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quốc nội là 3% trong năm 2022 (con số này trong năm 2021 là 4,7%).

Theo số liệu của World Bank và IMF, Nga sẽ phải trải qua sự sụt giảm sản lượng GDP ước tính trên 10% – con số đáng báo động kể từ năm 1994, mức lạm phát tăng trần 24% kể từ năm 1999.

Dự báo nền kinh tế Nga sẽ lao dốc không phanh.

Về hành động quân sự ở Ukraine, Tổng thống Putin cho biết đây là điều cần thiết vì Mỹ đang sử dụng quốc gia Đông Âu này đe đọa Nga, Moscow cần hành động để bảo vệ người dân yêu nước Nga. Về phía Ukraine, họ nói rằng họ đang chiến đấu để chống lại Putin.   

Sau khi ngừng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu, nền kinh tế Nga sẽ lao dốc không phanh. Nền kinh tế nước Nga dự kiến sẽ mất 15% giá trị. Song, hành động này gián tiếp gây ra “sóng ngầm” khi giá dầu và khí đốt trở thành một trong những điều khiến các quốc gia châu Âu lo ngại.

Nga đã xây dựng “một nền kinh tế sẵn sàng với mọi sự xung đột”.

Tổng thống Putin tìm mọi cách để vực dậy nền kinh tế Nga hùng cường.

Mặc dù chịu đòn đau từ phương Tây, song Tổng thống Putin đã đưa ra nhiều chính sách bảo về ngân khố quốc gia tương đối tốt.

Năm 2021, giá dầu trung bình vào khoảng 71 USD/thùng, con số này trong năm nay là 108 USD/thùng. Nga có thể đã cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác xuất khẩu nhưng doanh thu không bị ảnh hưởng. Dĩ nhiên, giá dầu thế giới còn tăng cao hơn nữa trong bối cảnh lệnh cấm vận chưa được gỡ bỏ.

Chính quyền Tổng thống Putin vẫn còn khoảng 160 tỷ USD dự trữ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngân hàng Trung ương Nga gắng sức để thay đổi cục diện và tiến tới một nền kinh tế phi USD hóa.

Trước mắt, Nga đang tìm mọi giải pháp để ổn định kinh tế sau đó là ổn định đồng ruble, giúp tỷ giá tiền nội tệ quay lại thời điểm trước ngày 24/2/2022. Biện pháp quản lý dòng vốn chặt chẽ của Điện Kremlin đã và đang góp phần vực dậy đồng ruble.

Nhà kinh tế Natalia Orlova tại Ngân hàng Alfa nói rằng: “Đồng ruble hiện rất mạnh và nó hoàn toàn đủ khả năng giảm bớt các nguy cơ lạm phát”.

Lệnh cấm vận năng lượng sẽ gây tổn hại cho Nga song không khiến Tổng thống Putin sợ hãi. Gạt bỏ Nga khỏi cuộc chơi toàn cầu, không riêng gì Mỹ, châu Âu cần có sẵn kịch bản để đối mặt với những áp lực trước mắt là giá dầu và khí đốt sẽ không dừng lại ở con số thân thiện.

Châu Âu căng thẳng trước tuyên bố không phụ thuộc khí đốt của Nga.

Nga gây sức ép buộc các quốc gia mua dầu và khí đốt của họ phải thanh toán bằng đồng ruble. Kể từ năm 2014, Moskva chủ động độc lập nền kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt tài chính. Chính phủ nước này khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm nguyên vật liệu trong nước, khuyến khích sản xuất đồ nội địa thay vì nhập khẩu.

“Nước Nga có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài và đình trệ kinh tế song sự sụp đổ hoàn toàn là điều không thể”, chuyên gia kinh tế Richard Connolly nhận định.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version