Nền kinh tế Nhật Bản “chông chênh” do thiếu hụt nguồn cung

Nền kinh tế Nhật Bản "chông chênh" do thiếu hụt nguồn cung

Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến ​​trong quý thứ III do nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn ảnh hưởng đến xuất khẩu, chỉ số tiêu dùng, làm tâm trạng người dùng xấu đi.  

Trong khi nhiều nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ phục hồi vì đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh thì tình hình tắc nghẽn chuỗi cung ứng sản xuất khiến Nhật Bản rơi vào thế bị động khi đất nước này phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu.

Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết: “Sự sụt giảm chỉ số kinh tế Nhật Bản lớn hơn dự kiến do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng khiến sản lượng ô tô cùng vốn bị sụt giảm”.

“Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trong quý tới nhưng tốc độ phục hồi sẽ chậm lại do tình hình tiêu dùng không có khởi đầu tốt mặc cho tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt”, chuyên gia nhấn mạnh.

Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 3 % trong 3 tháng 7,8,9 sau khi điều chỉnh tăng 1,5% trong quý đầu tiên, dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sơ bộ cho thấy mức giảm này còn tồi tệ hơn nhiều so với dự báo thị trường ở mức giảm 0,8%.

Nền kinh tế Nhật Bản đứng trước bài toán xuất khẩu và tắc nghẽn chuỗi cung ứng

Nền kinh tế Nhật Bản trước thách thức khủng hoảng cung ứng

Các chuyên gia kinh tế nhận định, Nhật Bản phụ thuộc quá nhiều vào ngành công nghiệp ô tô đồng nghĩa với việc nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng hơn các nước khác.  

Shinichiro Kobayashi – nhà kinh tế tại Mitsubishi UFJ Research and Consulting cho biết, các nhà sản xuất ô tô chiếm một phần lớn trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản. Thiếu hụt nguồn cung không chỉ khiến nhà sản xuất mà các nhà thầu phụ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Trước thực trạng, Thủ tướng Fumio Kishida lên kế hoạch tung gói kích thích tăng trưởng kinh tế quy mô “hàng chục nghìn tỷ Yên”, song nhiều nhà kinh tế bày tỏ sự hiệu quả của nó đối với sự tăng trưởng ngắn hạn.

“Gói tăng trưởng này có thể sẽ là một nhóm các biện pháp giải quyết vấn đề tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn. Bởi vậy, vấn đề trọng tâm có thể bị lu mờ, nó sẽ không có nhiều tác động trong thời gian tới”, 1 chuyên gia cho hay.

Xuất khẩu giảm 2,1% trong quý III so với quý trước do tình hình thương mại bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip và những hạn chế trong chuỗi cung ứng. Dự đoán, nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng đều 5,1% khi hoạt động tiêu dùng và sản lượng ô tô đều có tín hiệu hồi phục.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn phải đối mặt với rủi ro lớn bởi chi phí hàng hóa cao hơn cùng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung chưa được xử lý triệt để, có nguy cơ làm suy yếu triển vọng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn.

Takahide Kiuchi, cựu thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nomura, cho biết chỉ số GDP thực tế là yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát sẽ không bắt đầu cho đến nửa cuối năm 2023.

Kiuchi cho biết: “Sự suy thoái của Trung Quốc, hạn chế về nguồn cung, giá năng lượng tăng, tăng trưởng giảm tốc ở các nước phương Tây do lạm phát sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản vào giữa năm 2022”.  

“Do tình hình xuất khẩu vẫn là bài toán khó nhằn, nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ trải qua mức tăng trưởng trung bình khoảng 1% -2% hàng năm trong quý thứ II trở đi, trong trường hợp có sự kích thích của gói hỗ trợ kinh tế”, Takahide Kiuchi nhấn mạnh.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version