Nền kinh tế “vệ tinh” “sốt rét” vì Nga và Ukraine

Nền kinh tế nhiều nước lân cận chịu ảnh hưởng trầm trọng kể từ khi Nga và Ukraine có xung đột.

Từng là lợi ích…

Trước khi Nga có hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, việc gần biên giới 2 quốc gia này là một điểm mạnh mang về lợi ích cho quốc gia đó.

Tuy nhiên, kể từ sau ngày 22/2/2022, mối quan hệ ấy trở thành gánh nặng. Đầu năm 2022, The World Bank (WB) dự kiến tăng trưởng ở thị trường châu Âu và Trung Á ước tính 3%.

Song, con số lạc quan này đã bị thay thế bằng việc giảm 4,1% – một con số đáng báo động bởi đây là mức tụt giảm mạnh hơn cả sự tàn phá do Covid-19 gây ra.

Khủng hoảng kinh tế ở châu Âu đe dọa khối Eurozone.

Cú “Dump” đầu tiên, Ukraine chịu ảnh hưởng trực tiếp khi dự báo GDP có thể giảm 45,1%. Chắc chắn, Ukraine sẽ mất rất nhiều năm để khôi phục lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Ukraine vốn mang trên vai nhiều món nợ khổng lồ, họ không có đủ tiềm năng để vay thêm hoặc thế chấp các khoản vay của mình.

Sau năm 2014, Ukraine đã không thể thoát khỏi nạn tham nhũng và sự chậm chạp cải tổ chính trị. Nền kinh tế của Ukraine điêu đứng và chắc chắn không trụ vững sau khi Nga tiến hành hành động quân sự đặc biệt.

Theo nghiên cứu đến từ CEPR (Trung tâm nghiên cứu Chính sách kinh tế), tổng chi phí để xây dựng lại Ukraine ước tính lên tới 200 – 500 tỷ euro (tương đương 220 – 540 tỷ USD), những con số này gần đúng với những tính toán của chính phủ nước này.

Nền kinh tế vệ tinh “sốt rét”

Nền kinh tế nước Nga gặp vận hạn khi hứng chịu sự trừng phạt nặng nề từ phương Tây (Ảnh minh họa)

Cú “Dump” thứ 2 hướng đến Nga và các nước lân cận. GDP của Nga được dự báo tăng trưởng giảm 11,2% trong năm nay, phần lớn đến từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Đối với các quốc gia khác, chiến tranh đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái không khác gì kịch bản phục hồi sau đại dịch Covid-19.

WB dự báo rằng nền kinh tế của Belarus (đồng minh thân cận với Nga) sẽ giảm 6,5% trong năm nay. Moldova có tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​là 3,9%, sau đó giảm 0,4% – mức giảm không ảnh hưởng nhiều bởi Moldova được thừa hưởng nguồn khí đốt giàu có của Nga.

Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở khu vực Trung Á sẽ đương đầu với khủng hoảng kiều hối khi các doanh nghiệp Nga sa thải lao động.

Ước tính lượng kiều hồi từ Nga chiếm 30% GDP ở Tajikistan, 28% ở Kyrgyzstan và 12% ở Uzbekistan. Kyrgyzstan là quốc gia phải đối mặt với mức dự báo giảm GDP lớn nhất so với các quốc gia lân cận ở mức 5%.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ bức tranh kinh tế đều màu đen.

Azerbaijan sẽ thay thế Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu?

Giá năng lượng tăng cao có thể khiến Azerbaijan thu bộn tiền nhờ việc xuất khẩu hydrocacbon. Mảng dầu khí của họ đã gần đạt công suất tối đa và có thể tăng gần 50% lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho châu Âu trong vòng 4 – 5 năm tới thông qua đường ống khí đốt Anatolian.

Một số nền kinh tế Trung Âu cũng có triển vọng khi luồng lao động di dân từ phía Ukraine chuyển sang.

WB dự báo tăng trưởng GDP của Ba Lan chỉ giảm 8%, kể cả khi nước này đang gồng mình trong bối cảnh lạm phát 2 con số căng thẳng. Liên Hợp Quốc tính toán, số dân tị nạn từ phía Ukraine chuyển tới Ba Lan có thể giúp nước này có thêm 200.000 lao động mới.

Zoe (Nguồn Economist)   

Exit mobile version