Mọi thứ đều có thể được mã hóa và trở thành một sản phẩm NFT, từ nghệ thuật và âm nhạc đến thực phẩm hay những bông hoa tulip Hà Lan kỳ lạ từ thế kỷ 17 trị giá hàng triệu USD cũng xuất hiện như một món đầu tư hời.
Tuy nhiên, liệu NFT có đúng với giá trị mà nó mang lại hay không, hay đó chỉ là sự cường điệu?
Các chuyên gia kinh tế cho rằng NFT hiện đang giống với cơn sốt dot-com hay Beanie Babies, chúng là bong bóng và có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo quan điểm ngược lại, NFT sẽ trở thành một loại tài sản bền vững thay đổi tư tưởng đầu tư.
NFT là gì?
Không cần nhắc lại quá nhiều về khái niệm NFT – token không thể thay thế, giả mạo và độc nhất vô nhị (nhấn mạnh tính khan hiếm), loại token này tồn tại ở dạng âm nhạc, mỹ thuật, vật phẩm game,…Chúng được mua bán trực tiếp trên các sàn giao dịch và được mã hóa bằng phần mềm như tiền điện tử.
Xuất hiện từ 2014, hiện tại, NFT vẫn đang trở thành cơn sốt đầu tư, một sự phổ biến cho việc mua-bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.
Định giá thị trường, vào năm 2021, Grand View Research cho biết quy mô thị trường NFT toàn cầu hiện được định giá 15,54 tỷ USD, CAGR đạt 33,9% trong giai đoạn 2022-2030, dự kiến đạt 211,72 tỷ USD vào năm 2030.
Sự khan hiếm của các bộ sưu tập NFT tạo nên giá trị khổng lồ cho sản phẩm, điều này khác với các token có nguồn cung lớn. Theo lý thuyết, nguồn cung càng giảm thì tài sản đó càng tăng giá, chứng tỏ nhu cầu với NFT, coin đó tăng cao.
Tháng 3/2021, nhà đấu giá Christie’s (London, Anh) đã bán thành công một file ảnh kỹ thuật số JPG có tên gọi (Everydays: The First 5000 Days) của tác giả Mike Winkelmann (Beeple) – với giá kỷ lục 69,3 triệu USD (đã bao gồm phí).
Bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức 1 phần hoặc toàn bộ file ảnh đó, lý do nào khiến mọi người sẵn sàng chi hàng triệu USD cho điều mà họ có thể download được?
NFT khác với tiền điện tử ở điểm nào?
NFT là viết tắt của Non fungible token. Nó thường được xây dựng bằng cách sử dụng blockchain mã hóa như Bitcoin hoặc Ethereum.
NFT khác với tiền điện tử thông thường, nên những tác phẩm được mã hóa bởi NFT cũng không giống tiền điện tử. Các tác phẩm này không có số lượng, độc nhất vô nhị, không trùng lặp, không thể sao chép, mọi thuộc tính NFT đều được mã hóa tuyệt đối.
Tiền thông thường và tiền điện tử là các tài sản có thể thay thế được, nghĩa là bạn có thể trader, giao dịch với 1 tài sản khác. Chúng cũng có thể được quy đổi 1:1 với USD hay tiền tệ khác; 1 Bitcoin sẽ luôn có giá trị bằng 1 Bitcoin.
Tính linh hoạt của tiền điện tử làm cho nó trở thành một phương tiện tài chính đáng tin cậy để thực hiện các giao dịch trên blockchain.
Khác với tiền điện tử, mỗi cá nhân có 1 chữ ký khiến NFT không thể được trao đổi ngang hàng (chính là không thể thay thế). Ví dụ: 1 NFT Monasia không thể đổi bằng 1 NFT Everydays: The First 5000 Days vì chúng đều là NFT.
NFT hoạt động như thế nào?
NFT tồn tại trên một blockchain ghi lại toàn bộ các giao dịch, về cơ bản quy trình này tạo ra tiền điện tử.
NFT thường được phát triển trên blockchain Ethereum mặc dù các chain khác cũng hỗ trợ NFT. NFT trên Ethereum (hoặc chuỗi khối Ethereum Virtual Machine ) thường được đưa đến dữ liệu ngoài chuỗi trên Hệ thống tệp liên hành tinh (IPFS) — một hệ thống lưu trữ tệp phi tập trung, giống như ổ cứng của Blockchain có thể thay đổi bằng siêu dữ liệu động.
Một NFT được mint từ một đối tượng kỹ thuật số cụ thể đại diện cho một sản phẩm vật lý. Ví dụ một dòng tweet (dòng tweet của Jack Dorsey đã được bán với giá 2,9 triệu USD) , một bức tranh, một video, một menu,….
Về cơ bản, NFT giống như một tác phẩm của một nhà sưu tập, thay vì nó là hiện vật có thể chạm vào thì NFT là một sản phẩm kỹ thuật số. Thay vì lấy một bức tranh sơn dầu treo tường, thay vào đó, người mua sẽ sở hữu 1 file digital.
Dĩ nhiên NFT độc quyền. Người sở hữu NFT đó độc quyền, sẽ không có một tác phẩm thứ 2 được phép tồn tại. Chỉ chủ nhân của NFT đó mới được sử dụng, ghi nhận giao dịch trên blockchain.
Người tạo ra NFT cũng có thể lưu trữ thông tin cụ thể trong siêu dữ liệu của NFT, họ có thể ký tên bằng chữ ký điện tử và lưu nó vào trong file.
Một NFT phiên bản limited sẽ được định giá cao hơn rất nhiều lần so với 1 NFT có bản sao (nghĩa là NFT mô phỏng lại 1 tác phẩm nào đó chứ không phải sản phẩm độc quyền).
Về bản chất, NFT càng có giá trị thì người sở hữu càng có nhiều tiền từ việc mua bán. Để bán NFT, bạn cần xem xét nhu cầu và tệp khách hàng của mình để có thể đưa ra mức giá phù hợp nhất.
NFT được sử dụng để làm gì?
Blockchain và NFT mang đến cho người nghệ sĩ và người sáng tạo cơ hội để kiếm tiền từ chính tài năng, tác phẩm của họ, kéo gần nghệ thuật đến với đại chúng.
Ví dụ, các nghệ sĩ sẽ không cần lo lắng về tài chính khi tổ chức một buổi triển lãm, không cần phải kiếm tiền qua việc bày bán sản phẩm ở phòng tranh nào đó. Thay vào đó, nghệ sĩ có thể bán nó trực tiếp cho người mong muốn được sở hữu tác phẩm dưới dạng NFT, dĩ nhiên, họ sẽ có nhiều lợi nhuận hơn.
Ngoài ra, người sáng tạo cũng hưởng toàn bộ tiền bản quyền, thậm chí hưởng đều đặn hoa hồng từ mỗi lần tác phẩm của mình được mua đi bán lại hay thay đổi chủ sở hữu tác phẩm trên sàn giao dịch.
Đây là một tính năng hấp dẫn bởi thông thường các nghệ sĩ thường chỉ nhận khoản tiền bán tác phẩm lần đầu mà không hề nhận được các khoản tiền thu từ những lần giao dịch trong tương lai.
NFT không chỉ kiếm tiền từ nghệ thuật mà còn là một kênh từ thiện.
Các thương hiệu như Charmin và Taco Bell đã bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật NFT để gây quỹ từ thiện. Bộ sưu tập “NFTP” của họ đã được bán hết chỉ trong vài phút, giá cao nhất ghi nhận là 1,5 wETH, ương đương với 3.723,83 USD.
Ngay cả những người nổi tiếng như Donald Trump, Snoop Dogg và Lindsay Lohan cũng đã phát hành các bộ sưu tập NFT.
Cách mua NFT
Trước tiên bạn cần có tiền điện tử và ví điện tử để mua và lưu trữ NFT.
Bạn có thể mua tiền điện tử bằng thẻ tín dụng trên các nền tảng như Coinbase, Kraken, eToro và thậm chí cả PayPal và Robinhood.
Bạn chuyển tiền từ sàn giao dịch sang ví bạn chọn (cần lưu ý đến phí gas, phí mint).
Các sàn giao dịch NFT nổi tiếng
ViMoney đã liệt kê các sàn giao dịch NFT nổi tiếng trong bài viết dưới đây:
Top 5 sàn giao dịch NFT sẽ thống trị trong năm 2023
Thư viện crypto: Top 8 sàn giao dịch NFT xuất sắc nhất năm 2023 (I)
Thư viện crypto: Top 8 sàn giao dịch NFT xuất sắc nhất năm 2023 (II)
Bạn có nên mua NFT?
Đầu tư vào NFT là quyết định mang tính cá nhân, nếu tài chính của bạn đủ điều kiện cho phép điều này thì bạn có thể sở hữu NFT.
Tuy nhiên, giá trị NFT dựa trên những gì người ta sẵn sàng chi trả cho nó, bởi vậy, nhu cầu mua NFT sẽ khiến giá của nó được đẩy lên cao chứ không phải các chỉ báo kỹ thuật quyết định như mua bán coin, token, cổ phiếu, vàng hay bất kỳ tài sản nào khác.
NFT là một tài sản rủi ro vì không ai dám nói trước tương lai của NFT – chúng quá mới mẻ để đầu tư lớn nhưng không quá cũ để bỏ qua phép thử.
NFT cũng phải chịu thuế giống như việc bạn bán cổ phiếu để chốt lời. Tuy nhiên, vì có tính chất sưu tập như một tác phẩm nghệ thuật nên chúng có thể không có giá ESOP mà cổ phiếu có, thậm chí NFT càng có giá trị cao thì mức thuế, phí gas bạn chịu càng cao.
Bạn hãy tiếp cận NFT giống như cách bạn thực hiện với bất kỳ khoản đầu tư nào: Nghiên cứu, xem xét thị trường, phân tích rủi ro bao gồm cả việc giá trị NFT về mức 0 để đưa ra quyết định.
Nguồn Forbes
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.