Thị trường sơ cấp (Primary market) và thị trường thứ cấp (Secondary market) có ý nghĩa gì với giao dịch NFT?

Hãy cân nhắc điều này trước khi bạn quyết định mua NFT trực tiếp từ người sáng tạo hay trên thị trường thứ cấp.

NFT nghệ thuật tạo sinh (Generative art) và thị trường sơ cấp

Các bộ sưu tập NFT và nghệ thuật tạo ra từ thuật toán với đặc điểm sáng tạo đã trở thành mốt thịnh hành vào năm 2021. Các bộ sưu tập này bao gồm vài nghìn NFT sở hữu nhiều điểm tương đồng. Một số đặc điểm khác nhau như màu da hoặc mắt, áo sơ mi hoặc mũ làm cho mỗi NFT trở nên độc đáo hơn.

NFT nghệ thuật tạo sinh được tạo ra bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh và được lưu trữ trên một blockchain ở dạng NFT. Hợp đồng thông minh là các đoạn mã được bảo mật trên một blockchain tự thực thi khi đáp ứng các điều kiện nhất định, giúp chúng hoàn toàn phù hợp cho việc phát triển nghệ thuật dựa trên thuật toán và ngẫu nhiên. 

Là một nghệ sĩ, bạn không cần phải tự vẽ hàng trăm hoặc hàng nghìn bộ sưu tập. Thay vào đó, bạn chỉ cần đề ra một loạt đặc điểm cấu thành NFT của mình và thiết kế một hoặc nhiều biến thể cho mỗi đặc điểm.

Khi đã có tất cả các tài sản thiết kế, bạn phải viết hoặc sao chép các tập lệnh thông minh để tạo ra biến thể mới của NFT cho phù hợp. Bạn cũng phải đặt ra giới hạn số lượng NFT được tạo.

Những đặc điểm này được tạo tự động khi một bộ sưu tập mới được khởi chạy lần đầu tiên và mỗi NFT được giao dịch hay còn gọi là minted. Người mua sẽ không biết hình dáng của NFT cho đến khi minting. NFT sẽ xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ tùy thuộc vào dự án.

Việc bán hàng giữa người sáng tạo và người sưu tập, hay còn gọi là thị trường NFT sơ cấp thường được tiến hành trực tiếp trên trang web của chính người sáng tạo. Sau đó, các nhà sưu tập có thể giao dịch với nhau trên các thị trường thứ cấp như OpenSea và Solanart.

Lợi ích của việc “minting” hoặc mua trên thị trường sơ cấp 

Giá thấp

Lợi ích đáng kể nhất của việc mua NFT ngay khi nó được tung ra là giá thấp. Giá minting của bộ sưu tập sẽ ở mức thấp nhất mà bạn có thể mua được. Giá có thể giảm xuống ngay khi nó được tung ra nhưng thường đều có xu hướng tăng. 

Giảm phí giao dịch

Lợi ích tiếp theo không thể bỏ qua là nó cho phép bạn mua nhiều NFT trong cùng một giao dịch, do đó sẽ giảm chi phí giao dịch trên mỗi NFT.

Có thể mua nhiều NFT

Khả năng mua nhiều NFT trong một giao dịch duy nhất mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và phí. 

Cảm giác phấn khích, hồi hộp

Generative art trở nên phổ biến kể từ năm 2021. Đây là những bộ sưu tập bao gồm vài nghìn NFT, giống nhau nhưng vẫn đủ khác biệt. Giao diện của NFT sẽ không được tiết lộ cho đến khi bạn đã giao dịch và có thể sẽ phải chờ thêm vài tiếng đồng hồ. Cảm giác hồi hộp khi không biết mình sẽ nhận được gì kích thích não bộ của một số nhà sưu tập. 

Ưu đãi

Vì bạn sẽ là người mua đầu tiên nên nhiều dự án mới sẽ cung cấp nhiều ưu đãi khác nhau như airdrop miễn phí, quyền truy cập sớm vào các đợt giảm giá sắp tới hoặc vai trò đặc biệt trên Discord. Tuy nhiên, để tiếp cận những ưu đãi này, bạn có thể cần phải tham gia đợt presale hoặc mint sớm. 

Lợi ích của việc mua NFT trên thị trường thứ cấp

Mặc dù nhiều người có thể nghiên cứu kỹ càng dự án trước khi lựa chọn minting nhưng nguy cơ lừa đảo luôn tồn tại. Ngay cả những dự án có vẻ hợp pháp với cộng đồng lớn cũng có thể trở trở thành trò lừa đảo. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể xảy ra với thị trường thứ cấp. Khi mua một bộ sưu tập có uy tín, đáng tin cậy và đã được xác minh, bạn có thể yên tâm rằng bạn sẽ nhận được NFT.

Phí giao dịch thấp

Trên blockchain Ethereum, tắc nghẽn mạng có thể làm tăng phí giao dịch, điều này thường thấy trong quá trình minting các dự án mới. Với secondary market, bạn sẽ không phải đối mặt với tình huống này.

Không mất phí

Bản thân việc minting cho những đợt launch NFT có thể khá tốn kém. Trên hết, bạn có thể sẽ mất phí giao dịch trong quá trình này. Nếu một đợt launch NFT được bán hết trước khi giao dịch của bạn được xử lý, bạn sẽ vẫn bị tính phí và sẽ không nhận được NFT. Việc hủy một giao dịch đang chờ xử lý cũng không miễn phí và sẽ phát sinh chi phí. 

Không phát sinh các vấn đề kỹ thuật

Đối với các thị trường sơ cấp, các vấn đề như sự cố trang web hoặc bị hacked hợp đồng thông minh của người mua trong thời gian mint vẫn còn khá phổ biến. Mặt khác, thị trường thứ cấp hiếm khi gặp phải những vấn đề như vậy. Một trang web đột nhiên cần quản lý lưu lượng truy cập lớn hơn đáng kể so với thông thường chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề kỹ thuật hơn so với OpenSea hoặc bất kỳ thị trường thứ cấp nào khác. 

Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được

Sự phấn khích khi không biết NFT của bạn sẽ trông như thế nào và hy vọng gặp may mắn có thể khiến một số người hồi hộp, tuy nhiên, đối với những người không may mắn và nhận được NFT mà họ không thích, điều đó khá bực bội. Với thị trường thứ cấp, nhà sưu tập và nhà đầu tư có thể chọn chính xác NFT mà họ muốn.

Tuy nhiên, bạn có thể phải trả thêm phí, đặc biệt đối với những món đồ hiếm trong bộ sưu tập. 

NFT có hồ sơ theo dõi

Minting các dự án mới sẽ luôn tiềm ẩn rủi ro, ngay cả khi những người đứng sau dự án không lừa đảo. Không có dữ liệu lịch sử hoặc hồ sơ theo dõi liên quan đến một dự án mới.

Mặt khác, mua từ dự án đã có cơ hội bán hàng, đã có chỗ đứng vững chắc và được lượng người dùng khẳng định tính xác thực cao, đó là một cuộc chơi an toàn hơn nhiều. Mặc dù bạn sẽ trả thêm phí nhưng sự tiện lợi và tính chất không rủi ro có thể đáng giá đối với một số người.  

Kết luận

Cả thị trường sơ cấp và thứ cấp giao dịch NFT đều có những lợi ích và vấn đề riêng. Ưu điểm chính và quan trọng nhất của việc minting là khả năng mua một bộ sưu tập trong thời gian sớm nhất có thể, mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận hấp dẫn nếu bộ sưu tập NFT tiếp tục tăng vọt về giá trị sau khi nó được niêm yết trên thị trường thứ cấp. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người vẫn thích thị trường sơ cấp hơn. 

Mặt khác, với thị trường thứ cấp, bạn nhận được chính xác những gì mình muốn, cảm giác an toàn hơn và ít vấn đề kỹ thuật hơn. Đây là một trong những lý do chính khiến thị trường thứ cấp tăng trưởng theo cấp số nhân trong những năm qua. 

Exit mobile version