Nga tiếp tục giáng đòn đáp trả trừng phạt, cấm các nhà đầu tư phương Tây bán cổ phần

Russian President Vladimir Putin attends a news conference following the Astana Process summit in Tehran, Iran July 19, 2022. Majid Asgaripour/WANA (West Asia News Agency)/Handout via REUTERS ATTENTION EDITORS - THIS IMAGE HAS BEEN SUPPLIED BY A THIRD PARTY.

Nga đã cấm các nhà đầu tư từ những “quốc gia không thân thiện” bán cổ phần trong các dự án năng lượng quan trọng và các ngân hàng cho đến cuối năm, đẩy mạnh áp lực trong các lệnh trừng phạt với phương Tây.

Nga cấm các nhà đầu tư phương Tây bán cổ phần

Các nước phương Tây và đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản, đã đặt ra hạn chế tài chính đối với Nga kể từ khi nước này thực hiện chiến lược quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Moscow đã trả đũa bằng những trở ngại đối với các doanh nghiệp phương Tây và đồng minh, bao gồm việc quốc hữu hóa tài sản của các công ty này.

Sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký vào ngày 5/8 và có hiệu lực ngay lập tức. Theo đó, nhà đầu tư từ các quốc gia ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ không thể bán tài sản trong các thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA), các ngân hàng, thực thể chiến lược, các công ty sản xuất thiết bị năng lượng, cũng như các dự án khác, từ sản xuất dầu khí đến than và niken.

Lệnh cấm, có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng đối với hoạt động khai thác dầu khí trong dự án Sakhalin 1 tại vùng Viễn Đông của Nga. Lệnh cấm cũng ngăn chặn các nhà đầu tư từ các “quốc gia không thân thiện” bán cổ phần trong các dự án ngoài Sakhalin-1, bao gồm cả dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng Sakhalin-2 và khai thác mỏ dầu Kharyaga, cũng như trong các ngân hàng của Nga, cùng các tài sản khác. 

Sắc lệnh cho biết, ông Putin có thể ban hành một sự miễn trừ đặc biệt trong một số trường hợp nhất định để các thỏa thuận được tiến hành, đồng thời chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ chuẩn bị một danh sách các ngân hàng để Điện Kremlin phê duyệt.

Ngày 4/8, tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đổ lỗi cho Exxon Mobil làm giảm sản lượng tại dự án Sakhalin-1, sau khi tập đoàn dầu khí Mỹ cho biết đang trong quá trình chuyển giao 30% cổ phần của mình “cho một bên khác”.

Trong một diễn biến khác, các ngân hàng phương Tây cũng tính hoán đổi tài sản để rút khỏi Nga. Các công ty UniCredit và Intesa của Italia, Citigroup của Mỹ và Raiffeisen của Áo tiếp tục tìm kiếm phương án để rút khỏi Nga, trong khi các nhóm khác như Societe Generale và HSBC đã tìm ra lối thoát.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng nước ngoài rời khỏi Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên quốc gia này vì chiến dịch quân sự ở Ukraina. Theo ước tính được tiết lộ vào tháng 5/2022, các ngân hàng Châu Âu đã thiệt hại gần 10 tỉ USD để tự bảo vệ mình trước những tác động kinh tế dự kiến ​​của các lệnh trừng phạt Nga.

Exit mobile version