Nga cảnh báo về đòn “trả đũa” với kinh tế phương Tây

vimoney: Nga cảnh báo về đòn "trả đũa" với kinh tế phương Tây

Theo lời cảnh báo của Thủ tướng Nga, trước các biện pháp cấm vận áp đặt lên Moscow, nước này đã lên kế hoạch đáp trả.

Kế hoạch trả đũa của Nga đối với lệnh cấm tàu

Hôm 9/3, trong một cuộc họp của chính phủ, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã đưa ra cảnh báo về việc Moscow sẽ trả đũa việc các quốc gia áp lệnh trừng phạt bằng việc cấm tàu Nga. Ngoài ra, ông còn tiết lộ một vài bước Nga đang thực hiện nhằm bảo vệ quốc gia khi quốc tế đưa ra các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Thủ tướng Nga không nói rõ về việc trả đũa đối với các lệnh cấm vận.

Theo ông Mishustin, giá thực phẩm, đặc biệt là bánh mì đang được chính phủ Nga theo dõi một cách chặt chẽ. Vào hôm 8/3, Tổng thống Nga Putin đã ký lệnh cấm xuất khẩu một số hàng hóa và vật liệu thô. Tổng thống Putin trước đó từng nói, phương Tây hỗ trợ Ukraine bằng cách viện trợ cho Ukraine và trừng phạt Nga “tương tự tuyên bố chiến tranh”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Mikhail Mishustin (Ảnh: Getty).

Theo Wall Street Journal, Thủ tướng Mishustin đưa ra tuyên bố trong bối cảnh khoảng 60.000 thủy thủ Nga và Ukraine đang bị mắc kẹt tại các cảng. Lý do bởi, tại một số cảng của phương Tây, tàu của Nga không được phép vào. Vì thế, thủy thủ đoàn bị mắc kẹt, hoạt động giao hàng – lấy hàng đều không thể thực hiện. Trên thực tế, từ tuần trước, Anh đã cấm tàu Nga vào các cảng của quốc gia này. Không những vậy, một lệnh cấm tương tự được cho là liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang xem xét.

Động thái tương tự đã được các công ty vận tải biển thực hiện. Trong đó, hồi tuần trước, 3 công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã đưa ra tuyên bố về việc sẽ không đưa tàu vào các cảng của Nga. Được biết, sau khi có thông tin nói rằng, các tàu chở hàng ở ngoài khơi Ukraine được sử dụng làm “lá chắn” cho chiến dịch quân sự của Nga thì quyết định đã được đưa ra.

Hoạt động giao thương của Moscow với phần lớn thế giới có khả năng bị cắt đứt nếu như các lệnh trừng phạt đối với tàu Nga không dừng lại, ngoài các công ty vận tải biển châu Á.

Thị trường dầu diễn biến phức tạp từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh cấm

Theo Bloomberg, sau khi triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, Nga trở thành quốc gia hứng nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới. Chỉ trong 2 tuần, Nga hứng 2.778 lệnh, nâng tổng số lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow lên 5.530.

Để đáp trả việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Trước động thái này, người phát ngôn của Điện Kremlin lên tiếng cảnh báo “Mỹ đã tuyên chiến kinh tế với Nga và thực tế là họ đang tiến hành cuộc chiến này”.

Tổng thống Mỹ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Chưa hết, cùng ngày, Anh tuyên bố từ cuối năm 2022 sẽ cấm nhập khẩu năng lượng Nga. Khối EU cũng cam kết về việc giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Peskov gọi các biện pháp trừng phạt của phương Tây là “hành động thù địch” và gây hỗn loạn thị trường năng lượng toàn cầu.

các nước G-7 đã đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga được giữ trong khu vực tài phán của họ, cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga với gần 400 tỷ USD, hay hơn 60% dự trữ, chỉ trong một đêm vào cuối tuần trước.

Hệ quả đáng lo ngại

Mỹ và các đồng minh châu Âu trước đó cho rằng, các biện pháp trừng phạt như cấm vận dầu mỏ, khí đốt hay loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT là “khó xảy ra” hoặc “phương án cuối cùng”. Tuy nhiên, đến hiện tại, các lệnh trừng phạt này đều đã được ban hành. Theo VnExpress đưa tin thì các động thái này đều phá vỡ các giới hạn từng có trong cuộc khủng hoảng Crimea và Donbas vào năm 2014.

Chưa ai biết được kết quả cuộc chiến giữa Nga và các nước phương Tây sẽ như thế nào. Chỉ biết rằng, những tuần tới, đồng ruble của Nga có thể tiếp tục giảm khi nước này tìm cách tận dụng các nguồn tài chính còn lại để chống chọi với cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Chưa kể, có thể lợi tức trái phiếu tăng, xếp hạng tín dụng giảm khiến lo ngại về việc Nga sẽ vỡ nợ, nhất là khoản trái phiếu đến kỳ hạn trong tháng này. Nhiều dự đoán cho rằng, so với thời khủng hoảng tài chính lớn năm 1998, Nga sẽ bị sụt giảm năng suất tồi tệ hơn. Và lần này, IMF lại khó can thiệp.

Tiếp nữa, giá năng lượng được đánh giá có thể tăng rất cao, tới mức không thể chi trả được. Dù cho, các nguồn dự trữ chiến lược được giải phóng. Không những thế, sau dịch covid-19, các nước đang phát triển phụ thuộc vào ngũ cốc của Nga và Ukraine có thể rơi vào cảnh nợ nần chồng chất bởi giá hàng hóa tăng cao.

Exit mobile version