Nga đã hồi sinh NATO bằng cách nào?

How Russia has revived NATO

NATO, Berlin, Brussels, Kyiv, Moscow và Paris.

Nga và lòng kiêu hãnh của NATO

Chiếc bàn hình bầu dục khổng lồ của Tổng thống Vladimir Putin trong Điện Kremlin mang tính biểu tượng. Không một ai có thể đoán được rằng ngài Tổng thống Nga đang nghĩ gì và tính toán những gì sau xung đột xảy ra ở Ukraine. Berlin? Hay đó chỉ là một chiến lược khác?

Ngày 7/2, Tổng thống Pháp – Emmanuel Macron có chuyến ghé thăm Moscow để đàm thoại với Putin trong khi Washington và Moscow vẫn căng thẳng trước tình hình Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, không có nhiều biến động sau cuộc nói chuyện, Nga tập trung hỏa lực tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine – điều mà châu Âu đang chứng kiến.

NATO lo ngại các cuộc tập quân sự ở Belarus, các máy bay tuần tra của Nga bắt đầu hành động trên bầu trời.

NATO chuẩn bị chiến đấu, Mỹ và châu Âu bắt tay trừng phạt Nga trên mặt trận kinh tế, trấn an các đồng minh của minh bằng cách triển khai thêm lực lượng tới Trung và Đông Âu.

Lòng kiêu hãnh của NATO có bị thử thách?

Các quan chức EU tin rằng có một hành lang khác tránh những xung đột không cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Song Pháp và Đức tỏ ra thận trọng trước xung đột của quốc gia Đông Âu với Nga. Không ai muốn thiết lập một bản đồ an ninh mới của EU dựa trên khói súng.

Về quan điểm quân sự, Tổng thống Macron cảnh báo về nguy cơ 1 cuộc chiến bùng phát. Điều duy nhất đối với Nga và Ukraine lúc này là một cuộc đàm phán có thể đạt đến sự thỏa mãn của đôi bên.

Điều khiến ông Putin khó chịu lúc này có lẽ là việc NATO đã và đang mở rộng đôi cánh của mình sang bờ Đông, đặc biệt là Ukraine – đất nước chuyển hướng nghiêng về phương Tây từ năm 2014 sau khi phế truất cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.

Điều này buộc ông Putin có bước đi mới với Crimea và Donbas. Năm 2015, hiệp ước Minsk (Minsk II), được ký kết tại thủ đô của Belarus nhằm hướng tới một giải pháp chính trị cho khu vực Donbass của Ukraine.

Về an ninh, thỏa thuận ngừng chiến được thực thi, OSCE sẽ đóng vai trò là người giám sát tiền tuyến.

Về mặt chính trị, Ukraine trao cho Donbas một vị thế đặc biệt. Tuy nhiên “đặc biệt” được hiểu như thế nào thì còn là vấn đề khá mơ hồ khi 1,5 triệu dân Donbas đã di dời.

Ukraine và Hiệp ước Minsk?

Nỗ lực của ông Poroshenko vào năm 2015 khi đưa ra các sửa đổi hiến pháp về phân quyền cho Donbass đã bị các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Ukraine phản đối gay gắt. Bạo loạn ở Kiev khi đó khiến 3 nhân viên thực thi pháp luật thiệt mạng.

Khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát, các nhà lãnh đạo châu Âu mong muốn Minsk II có thể thay đổi cục diện. Tổng thống Macron coi Thỏa thuận Minsk là bước đi hứa hẹn nhất để ngăn chặn xung đột.

Tuy nhiên, với Ukraine, liệu đó có phải là 1 mối lo lớn khi Nga đã siết chặt các vùng đất thuộc phe ly khai?

Một vài chính trị gia nhấn mạnh quan điểm, Ukraine khá mạnh mẽ khi bình tĩnh trước cuộc xung đột căng thẳng gián tiếp gây khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu như hiện tại.

Đàm phán với chính phủ Donbas, buộc Nga phải rút chân, bầu cử và dành cho Donbas vị trí đặc biệt miễn là áp dụng luật của Ukraine? Không ai trong khối NATO cho rằng Ukraine có thể gia nhập liên minh một sớm một chiều, khối EU chưa thể thực hiện các chính sách quá gắt gỏng với Nga.

Nhiều nhà ngoại giao đến từ châu Âu gợi ý rằng, Ukraine có thể tuyên bố trung lập, giống như Áo và Phần Lan thực hiện kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Dĩ nhiên, Nga hoàn toàn “nhẹ nhõm” trước ý tưởng này.

Vấn đề là Ukraine vốn có tham vọng muốn trở thành thành viên của NATO. Phần Lan và Thụy Điển có thể tương tác với NATO kể cả khi không phải là thành viên chính thức.

NATO có thể hồi sinh ở tuổi 70?

NATO liệu có còn khỏe mạnh khi đã hơn 70 tuổi?

Năm 2019, trong một phát ngôn khó hiểu, Tổng thống Macron nói rằng NATO đang bị “chết não” sau sự kiện Mỹ đã không bàn bạc với ​NATO trước khi rút lực lượng ra khỏi miền Bắc Syria đồng thời đặt vấn đề liệu NATO có còn cam kết bảo vệ tập thể hay không.

Lời nói này gây lên làn sóng phản đối, đặc biệt ở các nước Đông Âu – nơi xem Mỹ như “người hùng” duy nhất có thể bảo vệ họ trước ảnh hưởng của Nga. Còn Nga – quốc gia vốn coi NATO là mối đe dọa lớn lại vô cùng ủng hộ và nói rằng những lời của Tổng thống Macron là “những lời nói chân thật”.

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, nước Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về Nga và phương Tây.

Bản đồ chính trị an ninh châu Âu liệu có cần được vẽ lại?

Có vẻ như trong cuộc chơi mới của Nga với Ukraine, EU có lẽ phải đứng ngoài cuộc để theo dõi. Kể từ khi Pháp mong muốn thúc đẩy EU cây dựng tiềm lực quân sự riêng, châu Âu cần phải có một thiết chế mới để tự định vị mình là 1 thế lực riêng bảo vệ lợi ích cho chính châu Âu, cố gắng giữ Mỹ bên cạnh châu Âu gần nhất có thể.

Tổng thư ký NATO – Jens Stoltenberg cho biết: “Liên minh châu Âu không thể bảo vệ châu Âu, nên nhớ rằng 80% chi tiêu quốc phòng của NATO đến từ các nước không phải là thành viên EU”.

“Sức mạnh NATO chủ yếu đến từ Mỹ và còn phát triển nhiều hơn thế nữa. Anh, Iceland hay Na Uy, những nước không thuộc EU, đều có 1 vai trò nhất định và được bảo vệ…..”

Zoe (Lược dịch The Economist)

Exit mobile version