Nga có còn là điểm đến lý tưởng khi sa lầy tại chiến tranh tài chính?

Nga cò còn là điểm đến lý tưởng khi đã sa lầy tại chiến tranh tài chính?

Các ngân hàng trung ương thế giới lựa chọn cách “né tránh” Nga bởi họ biết được rằng Nga đang bị sa lầy tại cuộc chiến tài chính.

Nga đối mặt với lệnh trừng phạt mạnh nhất từ trước đến nay

Kể từ khi cuộc chiến với Ukraine nổ ra, Nga vấp phải sự phản đối gay gắt của thế giới, đặc biệt là châu Âu và các đồng minh phương Tây.

Trước đó, Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu – gọi tắt là SWIFT, đồng rúp giảm 30% giá trị, Nga ngay lập tức tăng gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20% để giảm thiểu rủi ro trước mắt.

Đối diện với án trừng phạt của thế giới, có vẻ như Nga không còn là điểm đến hấp dẫn với các tập đoàn ngân hàng toàn cầu. Họ nhìn ra tương lai, các hoạt động kinh doanh tại Nga sẽ không còn nhộn nhịp như trước kia.

Nga đối mặt với lệnh trừng phạt tài chính mạnh nhất từ trước đến nay

Trong 7 ngày qua, Mỹ, Canada, Anh và các đồng minh châu Âu đã trả đũa Nga bằng các án phạt tài chính. Không chỉ vậy, Australia, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc đều đưa ra các giới hạn của họ với Nga một cách gay gắt.

Các án phạt nhắm thẳng vào tầng lớp đại gia của Nga, các ngân hàng lớn, tổ chức thương mại nhà nước, doanh nghiệp,….

Về quy mô, đây là đòn trả đũa mạnh nhất vào 1 quốc gia, tính đến tốc độ phát triển, mức độ phức tạp và thiệt hại hàng tỷ USD vào các chương trình thương mại tại Nga.

Tuy nhiên, nắm trong tay trữ lượng lớn dầu thô, liệu Nga có tung đòn trả đũa lại với phương Tây hay không?

Các ngân hàng hành động

Societe Generale SA (SOGN.PA) và Credit Suisse Group AG (CSGN.S) đã ngừng tài trợ cho các hoạt động thương mại đến từ Nga.

Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (SBI.NS) mới đây tuyên bố không xử lý các lệnh giao dịch đối với các đối tượng ngân hàng Nga bị áp lệnh trừng phạt.

Ở diễn biến khác, Nga tiếp tục gom vàng trên thị trường tài chính. Là tài sản có tổng giá trị trữ lượng lớn nhất trên thế giới, vàng là sự lựa chọn tối ưu của Nga được sử dụng để lưu trữ tài sản khỏi lạm phát và trong bối cảnh đồng rúp đang mất dần giá trị.

Trong thông báo mới nhất, bắt đầu từ thứ Hai (28/2), Nga tiếp tục thu mua vàng trên thị trường chung nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính khỏi sự trừng phạt mạnh tay đến từ các đồng minh phương Tây.

Các ngân hàng thế giới nên thận trọng với mọi hành động

Ở góc độ khác, để tránh thiết lập các phạm vi tài chính mới, nhiều ngân hàng đang thận trọng trong cách áp dụng án phạt đối với Nga, bởi trước mắt, mọi hành động cực đoan đều có thể dẫn đến kịch bản gián đoạn kinh tế toàn cầu, năng lượng và khí đốt – một trong những điểm nóng của thế giới trong thời gian qua.

Tại Hong Kong, một tổ chức thế chấp cho vay toàn cầu cho hay họ đang tuân thủ cuộc chơi với thế giới nhưng vẫn hoang mang với nhiều câu hỏi liên quan đến các thỏa thuận với các công ty thương mại tư nhân Nga đang hợp tác. Liệu có hay không án phạt trực tiếp hay gián tiếp đối với các mối quan hệ này?

Tương tự, Ấn Độ – quốc gia trung lập chưa áp đặt lệnh phạt nào với Nga nói rằng họ rất thận trọng với các giao dịch liên quan đến Nga bởi sự lo ngại nhất định trong cuộc chơi tài chính.

Những giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các án phạt nặng có đang đè lên con gấu xám Nga? Ngân hàng nào dám ký một hợp đồng thương mại trị giá hàng tỷ USD với ngân hàng Nga khi biết rằng đối tác đó được thêm vào danh sách “đen” chỉ sau đó ít giờ?

Các đối tác tư nhân thuộc ngân hàng toàn cầu đang có xu hướng thận trọng đối với các lệnh trừng phạt, đặc biệt là các lệnh đến từ Mỹ bởi sẽ có rất nhiều rủi ro không tên chắc chắn sẽ kéo theo.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version