Nga ra điều kiện để chặn khủng hoảng lương thực toàn cầu

Do đầu cơ và những bất ổn chính trị và lạm phát, thế giới đã phải đối mặt với khủng hoảng lương thực.

Trước cáo buộc ghim lương thực, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev lên tiếng ra điều kiện.

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Các nhà lãnh đạo trên thế giới lo ngại về một cuộc khủng hoảng khác gia tăng bên lề xung đột Ukraine – khủng hoảng lương thực khi giá cả hàng hóa liên tục leo thang. 

Nga và Ukraine cung cấp 14% lượng lúa mì trên thế giới. Liên Hợp Quốc cho rằng việc mất cân bằng cung ứng hàng hóa bởi xung đột kéo dài đã khiến giá cả lương thực và hàng hóa tăng cao.

Lo ngại thế giới phải đối mặt khủng hoảng lương thực.

Chính điều này làm dấy lên lo ngại về một tương lai xấu đối với tình hình an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia nghèo khó.

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 đổ bộ, giá lương thực trên thế giới đã tăng phi mã trong 2 năm. Nguồn cung bị gián đoạn, ngũ cốc và năng lượng đạt kỷ lục về giá kể từ khi thế giới chứng kiến xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.

Hoạt động xuất khẩu của Ukraine giảm 30% so với trước kia khiến giá thực phẩm leo thang.

Trong diễn biến khác, ngày 14/5, Ấn Độ và Indonesia thông báo dừng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản như lúa mì và dầu cọ để đảm bảo ưu tiên nguồn cung trong nước. 

Do đầu cơ và những bất ổn chính trị và lạm phát, thế giới đã phải đối mặt với khủng hoảng lương thực. Dĩ nhiên, các nước nhập khẩu lúa mì và các sản phẩm liên quan gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung từ Nga bị chặn đứng.

Ngoài ra, nguồn cung phân bón lớn từ Nga đang bị đình trệ gây nên tình trạng tăng giá nhanh chóng. Sản lượng phân bón ở châu Âu cũng sụt giảm nghiêm trọng do giá khí đốt tự nhiên tăng – thành phần chính trong nhiều loại phân bón.

Đối sách của Nga về lương thực

Trước những cáo buộc về việc quân đội Nga “ghim lương thực” của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev lên tiếng: “Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ và mong được các đối tác thương mại hỗ trợ”.

“Sẽ rất vô lý khi họ áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga nhưng lại yêu cầu Nga phải cung cấp thực phẩm….. Hãy ngừng phong tỏa các cảng ở Biển Đen, ngừng đe dọa từ chối xuất khẩu lương thực và phân bón”, ông Dmitry Medvedev nhấn mạnh.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đại sứ Nga Vassily Nebenzia không đồng ý với quan điểm rằng Moskva đang bị đổ lỗi, thế giới xảy ra chuyện gì cũng đều do Nga.

Ông Vassily Nebenzia cho rằng Ukraine tự phong tỏa các cảng và Kiev không muốn hợp tác, đồng thời tố cáo các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến tình hình bất ổn an ninh lương thực trở nên trầm trọng.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hôm 18/5 cảnh báo chiến sự tại Ukraine có thể gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu. Các nước nghèo hơn sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ, thiếu lương thực trầm trọng trong vài năm liên tiếp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc lại quan điểm cuộc khủng hoảng lương thực chính là hệ quả từ các lệnh trừng phạt đánh vào Nga và nhiều nguyên nhân khác, trong đó là câu chuyện lạm phát leo thang.

Exit mobile version