Nếu Nga và Ukraine xảy ra chiến tranh, giá dầu sẽ tăng lên 120 USD?

Căng thẳng địa chính trị ngày càng gay gắt và leo thang giữa Nga và Unkraine đã đẩy giá dầu Brent lên mức cao nhất trong 7 năm trong tháng này.

Giá dầu đã tăng đều đặn kể từ đầu năm, từ mức dưới 80 USD / thùng lên khoảng 90 USD / thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 4 được giao dịch ở mức 90,5 USD/thùng. 

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 7/2, David Roche, cựu chiến lược gia cấp cao tại Morgan Stanley, dự đoán rằng nếu Nga gây chiến với Ukraine, giá dầu “chắc chắn” sẽ đạt 120 USD / thùng và nền kinh tế toàn cầu sẽ đảo lộn nghiêm trọng.

Ông Roche cho rằng nếu chiến tranh Nga-Ukraine thực sự nổ ra, nó có thể cản trở việc xuất khẩu hàng hóa của cả hai nước, bao gồm dầu, khí đốt và than đá, và giá dầu sẽ bị đẩy lên đến 120 USD / thùng vào thời điểm đó.

“Tôi cho rằng nếu Nga tấn công Ukraine và tiếp đó là các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt áp lên Nga, khiến nước này không thể xuất khẩu được hàng hoá cơ bản, gồm cả dầu khí và than. Khi đó, tôi tin chắc giá dầu sẽ lên 120 USD/thùng.”

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine

Gần đây, quan hệ Nga – Ukraine xấu đi nhanh chóng, hai bên đã triển khai một số lượng lớn quân nhân và trang thiết bị ở khu vực biên giới của hai nước. Mới đây, quân đội Ukraine đã công bố bộ ảnh quân đội Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine.

Mỹ và NATO cho rằng Nga đã tập hợp một số lượng lớn quân đội và tiềm ẩn nguy cơ gây chiến. Nga phủ nhận có bất kỳ kế hoạch xâm lược Ukraina và cáo buộc phương Tây làm trầm trọng thêm tình hình, nhấn mạnh rằng các hoạt động của NATO đe dọa an ninh biên giới của Nga và Nga có quyền huy động quân đội bên trong biên giới để bảo vệ lãnh thổ của mình.

Giá dầu thô có tiếp tục tăng?

Hiện tại, hàng loạt vụ mất điện ở Libya đã khiến hoạt động sản xuất dầu thô bị đình trệ, cộng với những tranh chấp địa chính trị ở Ukraine và Trung Đông khiến thị trường dầu thô vốn đã khan hiếm cung cầu trở nên tồi tệ hơn.

Ông Roche cho biết, ngay cả khi không tính đến tác động tiềm tàng đối với giá dầu, cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ gây ra những hậu quả kinh tế sâu rộng khi hiện nay nhiều nhà đầu tư đánh giá thấp tác động của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.

Các nhà lập pháp Mỹ cho hay họ đang nghĩ ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga để bảo vệ Ukraine. Các bộ trưởng Anh và Đức cũng cảnh báo những hậu quả kinh tế với Moscow nếu như Nga thực sự sử dụng các biện pháp quân sự với Ukraine.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Nga sẵn sàng chịu “thiệt hại tài chính” và dốc toàn lực quân sự để đạt được các mục tiêu chính trị của mình ở Ukraine.

Trước đó, JPMorgan đưa ra nhận định giá dầu thế giới có thể đạt 150 USD/thùng vào năm 2023 khi OPEC+ kiểm soát được nguồn cung để bảo vệ giá dầu ở mức cao hơn. Điều này sẽ làm xói mòn tăng trưởng kinh tế và trầm trọng hơn tình hình lạm phát.

Theo Bloomberg, nhà phân tích Martijn Rats của Morgan Stanley tin rằng nguồn cung dầu thô tăng trưởng chậm lại sẽ tạo thêm động lực cho giá dầu tăng, ở giai đoạn này, động lực duy nhất để giá ổn định và giảm xuống là làm rung chuyển lực cầu.

Nhà phân tích Francisco Blanch của Bank of America cũng cho biết nhu cầu dầu thô ở một số nền kinh tế vẫn chưa trở lại mức trước dịch trong khi nhu cầu đâu thô vẫn duy trì ở mức cao.

Exit mobile version