Cạn đồng USD, các ngân hàng Afghanistan yêu cầu Taliban “mở khóa” tiền mặt

ViMoney-afghanitan-yeu-cau-taliban-cap-tien-mat

Các ngân hàng của Afghanistan đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt đô la Mỹ trong khi đồng nội tệ afghani suy yếu và có thể phải đóng cửa trừ khi chính phủ Taliban đồng ý ngừng phong tỏa nguồn tiền.

Trước đó, vào ngày 9/9, Ngân hàng quốc gia Afghanistan đã bắt đầu tiến hành phong tỏa tài khoản của các cựu Bộ trưởng và cựu quan chức theo yêu cầu của Taliban.

1 tháng kể từ khi Taliban chiếm đóng, các ngân hàng lo ngại việc cạn nguồn tiền sẽ dẫn đến khủng hoảng nhân đạo tài chính nước này, lạm phát gia tăng, chi phí thực phẩm và điện sinh hoạt tăng, việc nhập khẩu hàng hóa trở nên khó khăn khiến cuộc sống của người dân ở Afghanistan thêm khốn khổ.

Do khan hiếm tiền mặt trong nước, Taliban đã quyết định áp đặt giới hạn rút tiền mặt theo tuần, tạm thời chỉ cho phép người dân được rút tối đa 200 USD/tuần. Việc siết chặt việc rút tiền mặt sẽ khiến mọi chi phí có nguy cơ tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế vốn đã yếu kém. Phần lớn nước này phụ thuộc vào hàng trăm triệu USD do Mỹ vận chuyển đến ngân hàng trung ương ở Kabul.

Đồng nội tệ afghani của Afghanistan tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh thị trường tài chính trong nước thêm hỗn loạn.

Các ngân hàng thương mại đã kêu gọi DAB giải phóng nguồn ngoại hối, tuy nhiên động thái chậm chạp của DAB có thể sẽ khiến sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế hỗ trợ người Afghanistan trở nên không hiệu quả. Nếu chính phủ không phản ứng với tình hình ngay lập tức, các cuộc biểu tình và bạo lực có thể xảy ra trên diện rộng ở quốc gia vốn đang phải chịu đựng nhiều bế tắc này.

Trong 1 tuyên bố mới nhất, ông Haji Mohammad Idris quyền thống đốc Ngân hàng trung ương cho biết hiện tại các ngân hàng đang ổn định. Song, thực tế cho biết, đồng tiền Afghanistan đã sụt giảm nghiêm trọng trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu USD.

Tổ chức quốc tế cấp cao đang giám sát nền kinh tế Afghanistan đã vẽ nên bức tranh ảm đạm của nước này khi cuộc khủng hoảng về tiền sẽ chặt đứt chuỗi cung ứng nội địa và ngăn dòng tiền tiêu dùng. Nếu không có nguồn cung USD dự trữ, đồng nội tệ của quốc gia này có nguy cơ mất giá nghiêm trọng, nền kinh tế của Afghanistan có thể suy giảm 1/3 nếu cuộc khủng hoảng vẫn còn tiếp diễn.

Phần lớn ngân hàng tại thủ đô Kabul đã “tắt đèn” buộc hàng triệu người rơi vào thảm cảnh. Các chủ doanh nghiệp cũng không thể trả lương cho nhân viên dù họ có tiền trong tài khoản.

DAB sở hữu khối tài sản trị giá hơn gần 10 tỷ USD chủ yếu nằm trong tài khoản Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở New York và các tổ chức tài chính Mỹ khác. Tuy nhiên giới chức Mỹ đã đóng băng khoản tiền này và chưa cho phép Taliban tiếp cận với số tiền khổng lồ hiện có.

Ngày 13/9, các nước tài trợ trên thế giới cam kết hỗ trợ nhân đạo hơn 1 tỷ USD cho Afghanistan nhằm giúp quốc gia này đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng kể từ khi Taliban lên nắm quyền, và viện trợ nước ngoài đã cạn kiệt.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Reuters)

Exit mobile version