Các ngân hàng châu Âu loay hoay giữa khủng hoảng đa tầng

Có lẽ không phải ngân hàng nào cũng đúc kết được những bài học đắt giá được rút ra từ những sai lầm trong quá khứ.

Bất ổn chính trị, lạm phát, khủng hoảng năng lượng đang dần trở thành con quái thú “bắt nạt” người dân và hệ thống ngân hàng châu Âu.

Khủng hoảng đa tầng

Thị trường hỗn loạn phát đi cảnh báo nóng về việc các ngân hàng trung ương sẽ phải tìm đối sách ứng phó với những thông điệp về thảm họa tài chính hơn một thập kỷ trước có thể quay trở lại.

Các cơ quan giám sát lo ngại trước những biến động về vốn tài sản gây áp lực tới hệ thống ngân hàng trong khu vực chịu ảnh hưởng từ bất ổn chính trị giữa Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lạm phát leo thang kéo triển vọng kinh tế “tìm đáy”.

Nhiều nhà đầu tư mang tâm lý bất ổn, gián tiếp khiến thị giá bảng Anh rớt thảm hại, trái phiếu chính phủ rơi tự do sau khi nước này công bố cắt giảm thuế trị giá 45 tỷ bảng Anh được tài trợ bởi các khoản vay nợ của chính phủ.

Fitch hạ triển vọng nợ của Anh từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. Trong tuần, ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ là Credit Suisse chứng kiến việc cổ phiếu mất 10% giá trị, CDS lên mức 308 bps (mức cao nhất trong thập niên qua), con số này tăng 57 bps so với hồi đầu năm nay. 

Sự kiện này đã làm dấy lên tin đồn vỡ nợ, nhất là khi họ chuẩn bị kế hoạch tái cơ cấu vào ngày 27/10 tới đây.  

Trong diễn biến mới nhất, Credit Suisse (CSGN.S) đang tìm cách bán khách sạn Savoy Hotel Baur En Ville nổi tiếng nằm ngay trung tâm khu tài chính của Zurich. Khối bất động sản này ước tính có thể đạt 400 triệu franc Thụy Sĩ (408 triệu USD).

Credit Suisse đã phải tạm dừng mua lại cổ phiếu, cắt giảm cổ tức, nỗ lực tăng vốn sau khi bị mất hơn 5 tỷ USD từ sự sụp đổ của Archegos vào tháng 3/2021.

Credit Suisse nói gì trước tin đồn phá sản?

Giám sát viên Andrea Enria của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã nhìn thấy sự bất ổn thị trường tài chính, tác động của giá cả và lãi suất lên các công ty và pháp nhân đang vay nợ.

Chỉ số CDS kỳ hạn 5 năm của thị trường tài chính châu Âu.

“Đừng đặt triển vọng lạc quan vào thời điểm này. Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine đã chính thức tạo ra một cú shock kinh tế”, Andrea Enria nói.

Andrea Enria nhấn mạnh thêm rủi ro từ các khoản vay không thể trả được cùng với sự cứu trợ từ chính phủ trong bối cảnh Covid-19 đã chấm dứt, các ngân hàng cần nghiêm túc xem xét lại lãi suất.

Châu Âu không thể ngồi yên khi lạm phát Eurozone đạt 10%

Ngân hàng đừng quá an toàn

Hội đồng quản trị rủi ro có hệ thống của châu Âu (European Systemic Risk Board) phát đi cảnh báo đe dọa một cú nổ sẽ làm lung lay sự ổn định tài chính và hệ thống tiền tệ tương tự những gì đã xảy ra hơn 10 năm về trước.

Giá năng lượng leo thang, thị trường năng lượng thử thách các nhà cầm quyền, người dân và doanh nghiệp lo sợ mùa đông trước mắt, bất động sản chững lại ảnh hưởng đến hoạt động vay thế chấp là điều buộc các ngân hàng phải lưu tâm.

Phó chủ tịch ECB – Luis de Guindos quan ngại trước sự bất ổn trong thị trường bất động sản, các khoản nợ vay ngày càng tăng đòi hỏi ngân hàng cần biện pháp tối ưu để kiểm soát nguồn vốn.

Ông Luis de Guindos cảnh báo rằng các nhà đầu tư có vẻ vẫn trong tâm thế lạc quan khi tin rằng các công ty bất động sản hoàn toàn có thể thanh toán được các khoản vay rủi ro kể cả khi thị trường suy thoái.

Vào hồi đầu năm, ECB đã phát đi yêu cầu các ngân hàng kiểm soát khoản vay đối với những các pháp nhân có khoản vay nhiều nhất.

Có lẽ không phải ngân hàng nào cũng đúc kết được những bài học đắt giá được rút ra từ những sai lầm trong quá khứ.

“Có vẻ như thái độ lạc quan khiến nhiều ngân hàng miễn cưỡng nghiêm túc tham gia vào các buổi thảo luận về tác hại, rủi ro…”, Luis de Guindos đặt ra nghi vấn.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version