Ngân hàng có “bùng nổ” khi lạm phát đạt mức cao nhất trong 31 năm?

Số phận ngân hàng khi chỉ số lạm phát đạt mức cao nhất trong 31 năm

Các ngân hàng Phố Wall đang lên kế hoạch đối phó trước cơn bão lạm phát “đổ bộ” và có thể kéo dài. Họ cần tiến hành theo dõi tình hình nội bộ, dữ liệu khách hàng cùng các khoản vay, đồng thời đưa ra chiến lược phòng ngừa rủi ro, thận trọng khi đưa ra lời tư vấn trong giao dịch.

Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng trong tháng này đã tăng mức cao nhất trong 31 năm qua. Nguyên nhân do người Mỹ phải chi trả tiền để mua nhiên liệu, xăng và hàng hóa thực phẩm.

Áp lực lạm phát khiến người tiêu dùng Mỹ sợ hãi, điều này ảnh hưởng đến thị trường lao động. Số liệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất 20 tháng vào tuần trước. Những dấu hiệu này cho thấy lạm phát có thể tiếp tục ở mức cao khó chịu vào năm 2022 trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn.

Các giám đốc điều hành ngân hàng cấp cao có vẻ không còn bị thuyết phục bởi lập luận của Ngân hàng trung ương rằng lạm phát và tắc nghẽn chuỗi cung ứng chỉ là vấn đề nhất thời. FED tuần trước vẫn khẳng định lại rằng lạm phát cao dự kiến chỉ là tình trạng tạm thời.

Người dân mua hàng hóa trong bối cảnh lạm phát, tiền lương dù cao nhưng không thể “ăn thua” với giá cả hàng hóa leo thang.

Lạm phát có khiến ngân hàng “bùng nổ”?

Nhìn chung, chỉ số lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi có thể coi là 1 động thái tích cực đối với ngân hàng khi ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động, đẩy cao lợi nhuận để chuẩn bị nguồn vốn cho năm tài chính mới.

Paul Colone, đối tác quản lý tại ngân hàng Alantra cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng một giai đoạn lạm phát có thể mang lại kết quả thuận lợi cho việc định giá, chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ có thể làm chậm đà phát triển của thị trường M&A”.

Chris McReynolds, Trưởng phòng kinh doanh Barclays cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhiều khách hàng quan tâm hơn đến việc làm cách nào để bảo vệ tài sản trong giai đoạn lạm phát”. “Mọi người đang nhận ra rằng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát và việc bảo vệ tài sản cùng số nợ phải trả của họ là điều dễ hiểu”, Chris McReynolds nhấn mạnh.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng, các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng có khả năng hoạt động tốt nhất trong thời kỳ lạm phát kéo dài. Các giao dịch phái sinh đang trở nên phổ biến, hợp đồng tương lai đi kèm với “tấm khiên” bảo vệ chống lại lạm phát.

Các ngân hàng kỳ vọng rằng đường cong lợi suất tăng đột biến sẽ thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận tổng quan.

* Đường cong lợi suất vô cùng nhạy cảm trong tình hình lạm phát. Các nhà đầu tư nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng tỷ lệ thuận với lãi suất (lạm phát thường xuất hiện khi tình hình tăng trưởng kinh tế đột biến). Nếu đường cong dốc thì nhà đầu tư đang lạc quan. Trái lại, đường cong lợi suất đảo ngược (chênh lệch giữa trái phiếu dài hạn và ngắn hạn dưới 0) là báo hiệu của việc nền kinh tế đang suy thoái.

Nhưng nếu lạm phát leo thang quá nhanh sẽ khiến đồng tiền có xu hướng “thoát” nhiều hơn vốn đầu vào, tạo thêm nên hiện tượng thiếu tiền mặt. Đây sẽ là 1 cơn gió ngược không có lợi với ngân hàng. Lạm phát cao đang làm xói mòn mức tăng lương của người lao động, làm tăng thêm mức độ rủi ro trong hệ thống tài chính.

Một thực trạng đáng lo ngại cần phải thừa nhận. Lạm phát đang nóng lên.

Biến thể mới Delta của virus Covid-19 đã tạo ra lực cản bất chấp nền kinh tế đang phục hồi. Thất nghiệp, thiếu nhân lực lao động, tình trạng nguồn cung tắc nghẽn tiếp diễn giáng thêm 1 đòn đau khiến vết thương tài chính thêm 1 lần khó lành.

Đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, hàng nghìn tỷ USD cứu trợ từ các chính phủ trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu hàng hóa và tiêu dùng (đặc biệt vào dịp lễ cuối năm), khiến các chuỗi cung ứng “bị thương” căng ra quá mức.

Ông John Waldron – Giám đốc điều hành của Goldman Sachs đã xác định lạm phát là rủi ro có thể khiến nền kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán bị trật bánh khỏi đường ray.

Jamie Dimon – Giám đốc điều hành JPMorgan nhấn mạnh rằng các ngân hàng nên lo lắng trước tình trạng lạm phát. Lạm phát cao và lãi suất cao sẽ làm tăng nguy cơ biến động giá cực đoan. Không chỉ vậy, lạm phát kéo dài sẽ khiến hệ thống tín dụng gặp rủi ro. Một ngân viên cấp cao của ECB cho biết, các ngân hàng sẽ lên kế hoạch đánh giá rủi ro đó trong các cuộc họp nội bộ được dự đoán sẽ rất căng thẳng.

Các bộ phận Quản trị rủi ro của các ngân hàng cũng theo dõi phân tích tình trạng xấu trong tín dụng ảnh hưởng bởi lạm phát. Các khách hàng cần huy động vốn để vượt qua giai đoạn lạm phát có thể được khuyên tiến hành ngay bởi giai đoạn này lãi suất tương đối thấp, tuy nhiên thời gian này sẽ không kéo dài.

Lo ngại điều này, Dick Bove, một nhà phân tích ngân hàng độc lập nổi tiếng, lại có quan điểm khác. Ông dự đoán đường cong lợi suất sẽ đi ngang khi tỷ giá hàng hóa cao hơn làm giảm tỷ suất lợi nhuận. “Có lẽ trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng nữa, giá cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tại một vài thời điểm, nếu lạm phát tiếp tục tăng, cổ phiếu ngân hàng sẽ sụp đổ”, Dick nhấn mạnh.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version