Ngân hàng Nhà nước bảo vệ quyền lợi khách hàng gửi tiền ở ngân hàng SCB

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao Bộ Tài chính chủ trì, kiểm tra, rà soát để có biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng bảo vệ quyền lợi khách hàng gửi tiền ở ngân hàng SCB.

Khởi tố, bắt tạm giam “bà chủ” Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

TGĐ Chứng khoán Tân Việt – Nguyễn Tiến Thành qua đời

Ngân hàng Nhà nước nói gì về SCB

Cuối ngày 7/10, có rất nhiều người đến chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB để rút tiền gửi trước hạn về bất thường.

Sáng ngày 8/10, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

“Người gửi tiền cần cân nhắc thận trọng khi rút những khoản tiền trước hạn ở SCB. Nếu rút trước hạn thì khách hàng sẽ bị mất tiền lãi mà đáng lẽ là được hưởng” – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khuyến cáo.

Phía ngân hàng khẳng định họ đang theo dõi tình hình sát sao, có giải pháp và khuyên người dân không nên rút tiền trước thời gian vì có thể ảnh hưởng đến quyền lợi sau này.

Thông tin ngoài lề

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB được hợp nhất bởi: SCB, Đệ Nhất (FCB) và Việt Nam Tín Nghĩa (TNB). Đây là nhà băng có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng tư nhân và nằm trong nhóm 5 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất thị trường.

SCB là một trong 3 ngân hàng vẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.

Theo báo cáo tài chính, tính đến quý II, tổng tài sản SCB là hơn 760.000 tỷ đồng, lượng tiền gửi tăng hơn 16% so với đầu năm đạt hơn 595.440 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6, ngân hàng SCB lãi trước thuế 682 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.  

Mức lãi suất tiền gửi của SCB cũng khá cao trên thị trường, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của kỳ hạn 1 – 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ hiện đang dao động trong phạm vi từ 4,9%/năm đến 7,3%/năm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm online tại Ngân hàng SCB tăng trong tháng 10, khung lãi suất huy động sẽ nằm trong vùng từ 5%/năm đến 7,55%/năm dành cho kỳ hạn 1 – 36 tháng, hình thức trả lãi cuối kỳ.

Thông tin ngoài lề, ông Nguyễn Tiến Thành – thành viên HĐQT độc lập SCB, Tổng giám đốc CTCP chứng khoán Tân Việt đột ngột qua đời. Ngày 7/10, Chứng khoán Tân Việt thông báo HĐQT thông báo chủ nhân “ghế nóng” là ông Nguyễn Việt Cường.

Theo báo Dân Trí, ông Nguyễn Tiến Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng – Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Liên quan đến Vạn Thịnh Phát, báo Vnexpress đưa tin, ngày 8/10, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn bộ Công an, cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các cá nhân: Trương Huệ Vân (34 tuổi, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor); Nguyễn Phương Hồng (38 tuổi, trợ lý CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Hồ Bửu Phương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng bị bắt tạm giam.

Theo An ninh nhân dân, ngày 7/10, Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra và các thông báo liên quan.

Cụ thể, dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM, do CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, phía Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án này.

Khu đất số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh được mang đi thế chấp ngân hàng để vay tiền ngân hàng trái luật.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao Bộ Tài chính chủ trì, kiểm tra, rà soát để có biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật.

Mặt tiền khu đất trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, được cho là đã thuộc về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cơ quan thanh tra gọi tên như nêu trên không phải là lần đầu tiên, mà trước đó, doanh nghiệp này được dư luận quan tâm vì dính lùm xùm “bảo lãnh” tại một ngân hàng X được cho là có mối quan hệ tín dụng thân thiết cho khoản chi vay dự án.

Đáng nói, Vạn Thịnh Phát và nữ đại gia Trương Mỹ Lan đã được nhắc đến nhiều và được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng X nêu trên.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 ngày 11/9/2010 của 4 cơ sở nhà, đất có trong sai phạm. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm nêu tại kết luận này đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version