Ngân hàng nhà nước: Cho phép sàn mua bán nợ VAMC sẽ hoạt động từ 15/10

Ngan-hang-nha-nươc-san-mua-ban-no-hoat-dong-15-10.jpg

Ngân hàng nhà nước cho phép sàn mua bán nợ VAMC sẽ hoạt động từ 15/10.Trong giai đoạn 2020-2025, Công ty mua bán nợ (VAMC) phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành sàn giao dịch nợ…Sàn giao dịch nợ do VAMC quản lý.Đại diện VAMC từng chia sẻ sẽ có 3.000 tỷ đồng nợ xấu được đưa lên giao dịch.

VAMC SẼ QUẢN LÝ SÀN MUA BÁN NỢ 
Đánh giá về hoạt động mua bán nợ của VAMC hiện nay, ông Đào Minh Tú cho rằng, mua bán nợ xấu của VAMC hiện nay rất tích cực. Tuy nhiên phải đợi đến khi đủ điều kiện công nghệ và điều kiện cho phép, Ngân hàng Nhà nước mới cấp phép giao dịch trên sàn.


Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó có thông tin đáng chú ý là việc Ngân hàng Nhà nướcyêu cầu VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao dịch nợ trước năm 2026.

Cụ thể, trong giai đoạn 2019 – 2020 vừa qua, VAMC đã làm tốt vai trò trung tâm của thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, để hoạt động mua bán nợ được minh bạch cũng như để các tổ chức tín dụng mạnh dạn rao bán khoản nợ của mình thì việc thành lập Sàn giao dịch nợ là cần thiết.


Từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được ban hành việc thành lập Sàn giao dịch nợ đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do chưa hội tụ đủ điều kiện về công nghệ, hành lang pháp lý nên câu chuyện lập Sàn giao dịch nợ chưa được thực hiện.

Từ đó đến nay việc mua bán nợ vẫn giao cho một mình VAMC thực hiện giao dịch với các tổ chức tín dụng, bước đầu hình thành nên thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

Tính từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến hết quý III/2020, VAMC đã xử lý được khoảng 313 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng hơn 167,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,8%; xử lý các khoản nợ ngoài bảng cân đối kế toán 74,9 nghìn tỷ đồng. Riêng các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC dưới hình thức trái phiếu đặc biệt, đã xử lý được hơn 69,5 nghìn tỷ đồng.


Ông Đỗ Giang Nam, Phó Giám đốc VAMC chia sẻ, VAMC đã đề xuất thành lập Sàn giao dịch nợ từ trước và với việc được chấp thuận lần này chúng tôi sẽ tập trung xây dựng đề án trong thời gian sớm nhất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

VAMC đóng vai trò là cơ quan thiết lập, vận hành Sàn giao dịch nợ. Tôi tin rằng trong giai đoạn 2020-2025, VAMC sẽ hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao dịch nợ. Sang giai đoạn 2026 – 2030 VAMC sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình theo hướng mua, bán nợ và tài sản của mọi thành phần trong nền kinh tế. Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư và khai thác tài sản, tư vấn môi giới mua bán tài sản, định giá tài sản…


Để thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Sàn mua bán nợ, từ nay đến khi sàn ra mắt, VAMC phải tham mưu xây dựng được khung khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ hướng tới hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ tập trung tại Việt Nam.

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III, ông Nguyễn Trọng Du, Phó Chánh thanh tra Giám sát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết ngày 15/10, sàn giao dịch nợ của  Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản (VAMC) sẽ được đi vào hoạt động.

Cuối tháng 6, VAMC phát đi thông báo Sàn giao dịch nợ VAMC hoạt động theo mô hình chi nhánh, đã được Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Hoạt động trọng tâm của sàn này là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân. Sàn thông qua việc sử dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Đồng thời, sàn sẽ làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên.

Mục tiêu hoạt động của sàn là tạo lập, cung cấp một loại hình dịch vụ mới, chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu. Từ đó, đẩy cao vị thế VAMC nhằm tạo động lực xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển với vai trò trung tâm của VAMC trên thị trường.

Theo đại diện VAMC, việc thành lập sàn giao dịch nợ xuất phát từ thực hiện Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 – 2020 và hướng tới 2022 đã được phê duyệt của NHNN. Đại diện VAMC từng chia sẻ phiên mở hàng của sàn giao dịch nợ sẽ có ít nhất 3.000 tỷ đồng nợ xấu được giao dịch.

Exit mobile version