Khối ngân hàng có còn hấp dẫn trong năm 2021, khi lo ngại kết quả kinh doanh còn chịu áp lực pha loãng

Co-phieu-ngan-hang-ket-tie

Từ chỗ được coi là cổ phiếu “vua” và hứa hẹn mức sinh lời hấp dẫn, nhóm ngân hàng đang đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư. Khi thị trường hồi phục, nhóm này có tỷ lệ tăng thấp nhất, nhưng lại dẫn đầu về tác động tiêu cực lên VN-Index mỗi phiên điều chỉnh.

Cổ phiếu VCB cũng không nằm ngoài xu hướng giảm của thị trường

Sắc đỏ cổ phiếu ngân hàng nhà đầu tư chịu áp lực lớn

Khác với sự sôi nổi của những tháng đầu năm, trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư tỏ tâm lý chán nản nếu nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng trong danh mục. Trên các diễn đàn, mạng xã hội, không khó để bắt gặp những than thở của NĐT khi thảo luận về nhóm ngân hàng như “chưa biết đâu là đáy”, “không biết khi nào “về bờ” hay “đu đỉnh cổ phiếu bank”.

Cổ phiếu CTG của VietinBank giảm giá sâu thời gian gần đây

Một điểm đáng quan tâm, nhóm ngân hàng đang chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại ngày 19/8, cổ phiếu ngân hàng chiếm 31,64% quy mô vốn hóa của sàn HOSE, bỏ xa nhóm thứ hai là bất động sản với 24,56%. Bởi vậy, cổ phiếu ngân hàng thường có sự tác động lớn đến xu hướng của VN-Index.

Từ góc độ của phân tích kỹ thuật, khi đưa cổ phiếu ngân hàng ra thảo luận, những nhân viên môi giới chứng khoán cũng không còn hào hứng khi cổ phiếu liên tục lập đỉnh như trước. Thay vào đó là những khuyến nghị có phần thận trọng như đứng ngoài quan sát, thậm chí là cắt lỗ dể tìm kiếm các cơ hội khác trên thị trường.

Tâm lý chờ bán mỗi nhịp hồi phục trong khi dè dặt mở vị thế mua mới vô hình trung đã đẩy cổ phiếu ngân hàng rơi vào tình trạng tăng giá ít nhất khi thị trường hồi phục trong khi giảm mạnh nhất mỗi khi thị trường giảm điểm.

Nhìn sang các nhóm cổ phiếu dậy sóng giai đoạn vừa qua như cảng biển – logistic, phân bón, chứng khoán, tâm lý NĐT nắm giữ cổ phiếu ngân hàng có vẻ thêm nặng nề.

Cổ phiếu của Techcombank nhiều bất ổn

Những lo ngại về kết quả kinh doanh 

Cách đây không lâu, khoảng 2 – 3 tháng về trước, thông tin về kết quả kinh doanh khởi sắc đi cùng những “câu chuyện” như tăng vốn, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, chào bán riêng lẻ, bán vốn NĐT nước ngoài, thoái vốn công ty con, hay manh nha về việc “đổi chủ” … đã đẩy giá cổ phiếu của các ngân hàng tăng phi mã, liên tục lập đỉnh mới.

Thời điểm đó, các công ty chứng khoán liên tục đưa ra khuyến nghị mua vào đồng thời nâng mức giá mục tiêu của nhóm cổ phiếu “vua”. Những dự phóng dựa trên kịch bản cơ sở là nhu cầu vốn khi nền kinh tế hồi phục, dịch COVID-19 được kiểm soát

Nhưng đến thời điểm hiện tại, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, đặc biệt tại trung tâm kinh tế TP HCM và các tỉnh phía nam khiến giới đầu tư lo ngại về những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của những ngân hàng. 

Mặc dù, kết quả kinh doanh vẫn chưa được các nhà băng công bố song những lo ngại của nhà đầu tư khi sức khỏe của các doanh nghiệp giảm sút sẽ tác động gián tiếp đến nhóm ngân hàng là có cơ sở.

Trong báo cáo công bố mới đây, công ty chứng khoán điều chỉnh giảm lợi nhuận của các nhà băng. Đơn cử, Chứng khoán Bản Việt điều chỉnh giảm giá mục tiêu cổ phiếu VCB của VietcomBank 7,1%. Bên cạnh đó, công ty cũng điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 xuống 9% so với báo cáo trước đó. 

Ba lý do để Chứng khoán Bản Việt điều chỉnh giảm lợi nhuận của Vietcombank là dự phóng thu nhập từ lãi (NII) giảm 6,1% sau mức cắt giảm 13 điểm cơ bản cho dự báo NIM 2021. Mức giảm NIM chủ yếu do chương trình cắt giảm lãi suất cho vay của Vietcombank trong nửa cuối 2021. Thứ hai là dự báo thu nhập phí thuần (NFI) (bao gồm cả ngoại hối) giảm 2,1% do tác động tiêu cực của làn sóng COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam và chi phí dự phòng dự báo tăng 0,6%.

Tương tự, KB (Việt Nam) đã nâng dự phóng nợ xấu (NPL) của VietinBank (Mã: CTG) trong báo cáo mới đây từ 1,1% lên 1,4% do nợ nhóm 5 tăng mạnh trong kỳ cùng chất lượng tài sản bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

KB (Việt Nam) cũng đưa ra lưu ý rằng diễn biến dịch COVID-19 tại thời điểm hiện tại có thể ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh của VietinBank. Mức trích lập dự phòng được đưa ra dựa trên kịch bản dịch bệnh được kiểm soát trong quý IV.

VietinBank (Mã: CTG) trong báo cáo mới đây từ 1,1% lên 1,4% do nợ nhóm 5 tăng mạnh trong kỳ

Áp lực cung lớn khi hàng tỷ cổ phiếu phát hành thêm về tài khoản

Cùng với những lo ngại về kết quả kinh doanh nhóm ngân hàng nửa cuối năm, áp lực bán còn đến từ lượng lớn cổ phiếu được các ngân hàng phát hành thêm về tài khoản từ các đợt chia cổ tức, chào bán cho cổ đông hiện hữu

Trong những tháng đầu năm, câu chuyện tăng vốn của các ngân hàng được NĐT chờ đợi. Song, khi cổ phiếu về đến tài khoản, hầu hết các nhà đầu tư đều chịu thua lỗ. 

Ví dụ với cổ phiếu CTG của VietinBank, NĐT lỗ khoảng 25% khi cổ phiếu phát hành trả cổ tức về đến tài khoản. Ngày 25/8 vừa qua, hơn 1,08 tỷ cổ phiếu CTG đã giao dịch bổ sung. Trước thời điểm chốt quyền chia cổ tức tỷ lệ 29%, giá mã CTG lên vùng đỉnh trên 54.000 đồng/cp, tương ứng với mức giá điều chỉnh khoảng 42.000 đồng/cp. So với mức giá 31.200 đồng/cp kết phiên 26/8, nhà đầu tư lỗ khoảng 26%.

Tình trạng thua lỗ cũng xảy ra với các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu MBB để hưởng cổ tức với tỷ lệ 35%. Trước thời điểm phát hành cổ phiếu trả cổ tức, giá mã MBB lên đỉnh điểm hơn 44.000 đồng/cp (tương đương mức giá điều chỉnh quanh 32.000 đồng). Đóng cửa phiên 26/8, giá mã này ở 28.100 đồng/cp, tương ứng mức lỗ khoảng 13%. Cùng với CTG, gần 980 triệu cổ phiếu MBB được giao dịch bổ sung trong ngày 25/8.

Không chỉ với các cổ phiếu trên, nhiều mã ngân hàng khác cũng giảm giá mạnh và bào mòn tài khoản nhà đầu tư trong giai đoạn này. Từ chỗ được coi là cổ phiếu “vua”, nhóm ngân hàng đang trở thành áp lực với những nhà đầu tư nắm giữ thời điểm hiện tại.

Exit mobile version