Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất, tiếp tục giảm mua trái phiếu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất, tiếp tục giảm mua trái phiếu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất, tiếp tục giảm mua trái phiếu

Ngày 16 tháng 12, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã công bố dữ liệu kinh tế quan trọng về lãi suất và trái phiếu của ngân hàng này. Thông tin đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu.

ECB giữ nguyên lãi suất

Theo đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm chương trình mua trái phiếu. Tuy nhiên, ngân hàng này bày tỏ, vào năm 2022, họ vẫn sẽ có những chính sách tiền tệ chưa từng có để kích thích nền kinh tế khu vực đồng Euro.

Ngoài ra, ECB cho biết, họ sẽ không thay đổi lãi suất tái cấp vốn tiêu chuẩn, duy trì ở mức 0%. Đồng thời, lãi suất cho vay cận biên cũng giữ nguyên ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi ở mức -0,5%. Điều này phù hợp với sự kỳ vọng.

Trong quý tiếp theo, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sẽ cắt giảm việc mua trái phiếu trong khuôn khổ 1,85 nghìn tỷ euro (tương tương 2,19 nghìn tỷ USD) thuộc Chương trình thu mua trái phiếu khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) – dự kiến kết thúc vào tháng 3 năm 2022.

Còn đối với Chương trình mua tài sản (APP) của ECB, việc mua trái phiếu sẽ tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh, với tốc độ 20 tỷ euro / tháng, cùng chương trình PEPP.

Trong một tuyên bố vào ngày 16 tháng 12, Ngân hàng Trung ương châu Âu chia sẻ:

“Hội đồng Thống đốc đánh giá rằng, quá trình phục hồi của nền kinh tế và hướng tới mục tiêu lạm phát trung hạn cho phép giảm từng bước tốc độ mua tài sản của họ trong những quý tới. Tuy nhiên, vẫn cần có sự ổn định về tiền tệ để lạm phát ổn định ở mức lạm phát mục tiêu 2% trong trung hạn.”

Ngân hàng Trung ương châu Âu chia sẻ thêm, với quyết định họ vừa đưa ra, Hội đồng Thống đốc sẽ được phép tùy chỉnh các chính sách tiền tệ của mình một cách linh hoạt như hiện tại, đặc biệt là khi 19 nước trong khu vực đồng Euro đang phải đối mặt với nền kinh tế không chắc chắn.

Khủng hoảng lạm phát tại khu vực đồng Euro

Trong tháng 11 vừa qua, tại khu vực đồng Euro, sự tăng vọt của giá năng lượng đã kéo theo lạm phát của khu vực này lên 4,9%, đạt kỷ lục trong vòng 25 năm.

Trong khi đó, sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới – Omicron và sự lây lan nhanh chóng của nó trên toàn châu lục, đã khiến một số nước trong khu vực châu Âu phải phong tỏa một phần nền kinh tế để đảm bảo an toàn.

Biến thể Omicron đang đe dọa nền kinh tế toàn khu vực châu Âu

Tính đến thời điểm hiện tại, đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra một giọng điệu ôn hòa hơn, khi họ hỗ trợ nền kinh tế khu vực đồng Euro vượt qua đại dịch bằng việc áp dụng một chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có trước đây.

Về phía Ngân hàng Trung ương Anh, trong cùng ngày, ngân hàng này tuyên bố sẽ nâng lãi suất lên 0,25% từ mức thấp kỷ lục 0,1%, trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng cao. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của họ kể từ khi đại dịch bùng phát.

Exit mobile version