Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã bắt đầu Taper!

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bắt đầu hành động

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bắt đầu hành động

Nhưng không giống như Fed, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang “bí mật thu hẹp thanh khoản”.

Thanh khoản được bơm vào thị trường trong thời kỳ đại dịch bây giờ phải được rút ra từng chút một. Cùng thời điểm khi Fed bắt đầu các hành động giảm chương trình nới lỏng định lượng QE, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng bắt tay vào theo nhịp điệu tương tự.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bắt đầu hành động

Theo Bloomberg, vào thứ Sáu tuần này (17/12), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể thông báo công khai kế hoạch giảm mua trái phiếu doanh nghiệp.

Theo dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố, việc mua trái phiếu doanh nghiệp của họ đã giảm kể từ tháng 12/2020, và việc mua trái phiếu hàng năm trị giá 80 nghìn tỷ yên (tương đương 700 tỷ USD) kéo dài trong 4 năm đã bị hủy bỏ.

Về quỹ ETF, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đã giảm mạnh quy mô mua vào kể từ tháng 3 năm nay.

Theo Freya Beamish, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại TS Lombard, cách tiếp cận của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản “linh hoạt hơn” so với các ngân hàng trung ương của các nước phát triển khác.

Đó là giảm trong âm thầm.

Như Hideo Hayakawa, cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cho biết: “Theo một nghĩa nào đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thực hiện Taper trong một thời gian.”

Hành động trước, thông báo sau

“Giảm trong âm thầm” là phải hành động trước rồi mới công bố ra công chúng, để tránh cuộc họp thảo luận về việc giảm quy mô mua nợ ảnh hưởng đến thị trường.

Theo Bloomberg, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cam kết tối đa hóa dư địa điều chỉnh với chi phí hợp lý đồng thời đảm bảo ổn định thị trường và thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng.

Nói cách khác, cách tiếp cận “giảm trong âm thầm” này có thể cho phép Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mở lại các giao dịch mua nợ trong thời gian ngắn khi cần thiết. Cách tiếp cận này cũng có thể liên quan đến chính sách nới lỏng định lượng lâu năm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Trong ba thập kỷ qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tiếp tục nới lỏng định lượng để kích thích nền kinh tế trong nước. Quy mô mua trái phiếu đã vượt quá GDP của Nhật Bản và thị trường chứng khoán cũng hưởng lợi qua các quỹ ETF và REITS trị giá hàng tỷ USD.

Trước thềm cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra vào ngày 14-15/12 (giờ địa phương), các nhà kinh tế học cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thông báo giảm quy mô chương trình mua lại trái phiếu nhanh hơn, để kiềm chế giá cả đang tăng vọt. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất gần 40 năm.

Fed đã bắt đầu triển khai việc thu hẹp quy mô chương trình mua tài sản hàng tháng vào tháng trước, với mức giảm 15 tỷ USD từ 120 tỷ USD. Với tốc độ này, Fed sẽ kết thúc việc mua trái phiếu vào tháng 6/2022.

Nhưng một số quan chức Fed và các nhà kinh tế đã hối thúc ngân hàng này đẩy nhanh tốc độ cắt giảm chương trình mua trái phiếu này để sớm nâng lãi suất, giữa bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng.

Bên cạnh Nhật Bản, các Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Anh, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Na Uy đều sẽ đưa ra những quyết sách trong tuần này.

Exit mobile version