Ngân Hàng Trung Ương Pakistan “mạnh dạn” dự báo tăng trưởng kinh tế 5% bất chấp “bóng ma” lạm phát

Ngân Hàng Trung Ương Pakistan "mạnh dạn" dự báo tăng trưởng kinh tế 5% bất chấp "bóng ma" lạm phát

Ngân Hàng Trung Ương Pakistan "mạnh dạn" dự báo tăng trưởng kinh tế 5% bất chấp "bóng ma" lạm phát

Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Pakistan, ông Reza Baqir đã có chia sẻ vào ngày 23 tháng 11 rằng, quốc gia này dự kiến ​​mức tăng trưởng kinh tế trong năm tài khóa hiện tại (sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2022) là khoảng 5%.

Ông Reza Baqir cho biết:

“Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 4 năm và sự tăng trưởng này được phản ánh ở nhu cầu mạnh mẽ và nhanh chóng của các mặt hàng nhập khẩu phi năng lượng tại Pakistan”.

Cụ thể hơn, Pakistan vẫn đang đứng trên bờ vực của khủng hoảng kinh tế. Quốc gia này phải đối mặt với lạm phát kỷ lục – điều đang đẩy giá hàng hóa hàng ngày lên cao khi những mối đe dọa về bất ổn xuất hiện.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 22 tháng 11 cho biết, họ đã đạt được thỏa thuận với Pakistan về các biện pháp cần thiết để khôi phục gói tài trợ 6 tỷ USD , sau khi gói này bị đình trệ vào đầu năm nay, do một số vấn đề xung quanh cải cách cần thiết.

Gói tài trợ có thể đem đến khoản tiền 1 tỷ USD cho Pakistan, nâng tổng số tiền giải ngân theo chương trình tính đến thời điểm hiện tại lên khoảng 3 tỷ USD.

IMF đã phê duyệt gói tài trợ vào năm 2019 để giúp Pakistan ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế, xảy ra khi một quốc gia không thể thanh toán cho các hóa đơn nhập khẩu hay trả các khoản nợ nước ngoài. Thay vào đó, Pakistan phải ổn định nền kinh tế, thông qua cải cách cơ cấu và giảm nợ công.

Quốc gia thuộc Nam Á này từng trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2018, khi dự trữ quốc tế chạm mức thấp nhất trong nhiều năm, gây áp lực lên đồng tiền rupee của Pakistan.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế của Pakistan trong năm 2018 đạt 5,8%, nhưng con số này “lao dốc” xuống còn 0,99% chỉ sau 1 năm. Trong tình thế đó, năm 2020 đến cùng đại dịch Covid-19 tiếp tục giáng một đòn vào nền kinh tế trên bờ vực khủng hoảng, khiến tăng trưởng kinh tế Pakistan tiếp đà giảm còn 0,53%.

Năm 2020, tăng trưởng kinh tế tại Pakistan “chạm đáy” xuống 0,53%

“Bóng ma” lạm phát tại Pakistan

Các ngân hàng trung ương và nhiều nhà kinh tế đồng tình rằng, sự tăng giá trên toàn cầu hiện tại chỉ là nhất thời và cuối cùng sẽ giảm bớt. Nhưng một số đơn vị khác, điển hình là IMF, đã cảnh báo rằng các ngân hàng trung ương nên chuẩn bị thắt chặt chính sách tiền tệ trong trường hợp lạm phát vượt quá tầm kiểm soát.

Các nhà phân tích cho rằng, việc tiếp cận tiền một cách dễ dàng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn. Vào năm 2020, đa phần các ngân hàng trung ương đã giới thiệu các gói kích thích, nhằm giảm thiểu suy thoái kinh tế từ đại dịch Covid-19, bằng cách bỏ nhiều tiền vào túi người dân hơn.

Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Pakistan chia sẻ rằng, chính phủ nước này đã nghĩ cách làm giảm lạm phát và đảm bảo không xảy ra hiện tượng tích trữ hay đầu cơ đối với hàng hóa cơ bản.

Ông Reza Baqir nhận định, lạm phát cũng được thúc đẩy bởi giá hàng hóa quốc tế, mà các quốc gia như Pakistan có rất ít quyền kiểm soát với vấn đề này.

Ông cho biết thêm rằng, các nhà hoạch định chính sách tại Pakistan đang ưu tiên cho việc điều tiết nhu cầu trong nước để quản lý tình hình hiện tại.

Pakistan đang ưu tiên việc điều tiết nhu cầu trong nước nhằm ổn định tình hình hiện tại

Trong tháng này, Pakistan đã tăng yêu cầu dự trữ tiền mặt để làm giảm cung tiền tệ. Dự trữ tiền mặt đại diện cho số tiền mà các ngân hàng phải giữ trong kho bạc của họ theo tỷ lệ của tổng số tiền gửi. 

Khi tăng yêu cầu dự trữ tiền, cá nhân và doanh nghiệp sẽ được phép vay ít tiền hơn, từ đó thắt chặt cung tiền trong nền kinh tế.

Exit mobile version