Hoạt động kinh doanh ngầm sinh lợi nhất ở Trung Quốc đã nguội lạnh. Lệnh cấm đào Bitcoin đã khiến nhiều thợ đào bỏ chạy khỏi Trung Quốc, các mỏ đào đóng cửa và “trâu cày” Bitcoin trở thành sắt vụn.
Tháng trước, cơ quản quản lý Trung Quốc đã cùng ban hành một văn bản để điều tra nghiêm ngặt các dự án “khai thác mỏ” và giải phóng mặt bằng nhanh chóng. “Mỏ” mà nước này muốn điều tra không phải là mỏ than mà là nơi sử dụng hàng chục nghìn máy tính để giải mã và đào Bitcoin. Một “mỏ” có thể kiếm được 30 triệu NDT một tháng, và lợi nhuận cao hơn nhiều so với khai thác than. Nhưng ngay sau khi lệnh hạn chế được ban hành, “giấc mơ làm giàu” đã tan thành mây khói, mỏ khai thác trở thành đống sắt vụn.
Tin tức mỏ khai thác Bitcoin bị cấm cũng đã phá hủy nhiều nền tảng giao dịch, Huobi và BiONE đã thông báo đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đại lục.
Chi phí điện để đào Bitcoin là 60.000 NDT một ngày, ăn trộm điện từ trạm thủy điện
Như chúng ta đã biết, Bitcoin tăng phi mã trong những năm gần đây, nhưng càng ngày càng khó kiếm Bitcoin.
Vì tổng số Bitcoin là cố định, số lượng sẽ giảm một nửa sau mỗi bốn năm. So với khi Bitcoin lần đầu tiên ra mắt, độ khó khai thác ngày nay đã tăng 170 lần!
Sản lượng ít hơn nhưng lại có nhiều người muốn khai thác hơn, muốn khai thác được Bitcoin thì phải đầu tư máy móc có hiệu suất cao.
Trong số những “thợ mỏ” mới, có những lập trình viên vừa mới ra trường, những quan chức nhà nước thừa tiền, và những ông chủ nhỏ bỏ việc để khởi nghiệp, sự khác biệt là rất lớn. Các chủ quán cà phê Internet có thể sử dụng hàng trăm máy tính để khai thác cùng nhau suốt ngày đêm khi công việc kinh doanh không thuận lợi.
Những người bình thường không có hàng trăm máy tính chỉ có thể mua các máy tính đặc biệt dành riêng cho việc khai thác để cạnh tranh với các “tay chơi lớn” về số Bitcoin còn lại.
Những máy tính này thường được gọi là “máy đào Bitcoin”, và những máy hiệu quả nhất lên đến hàng triệu NDT. Khai thác Bitcoin sẽ tốn 60.000 NDT chi phí điện hằng ngày.
Chi phí cao, nhưng sau khi chuyển đổi, giá Bitcoin đã lên tới 300.000 NDT, và tỷ lệ hoàn vốn của máy khai thác vẫn cao tới 500%! Dựa vào khai thác, thế giới có thể kiếm được 300 triệu NDT mỗi ngày.
Nhà sản xuất máy khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới của Trung Quốc Bitmain từng đạt doanh thu 14,2 tỷ USD vào năm 2017, chỉ đứng sau Huawei HiSilicon trong số các công ty thiết kế chip.
Trung Quốc có 1,2 triệu người tham gia vào ngành công nghiệp “khai thác Bitcoin” và các “thợ đào” Trung Quốc đóng góp 65% tổng sản lượng Bitcoin hàng tháng trên toàn cầu, điều này có thể tác động không nhỏ đến xu hướng giá cả.
Nhưng cho dù nó có tốt đẹp đến đâu thì Bitcoin cũng chỉ là hành vi đầu cơ của một số ít người và cái giá phải trả khi khai thác lại do nhiều người gánh chịu.
Năm 2018, một trường học ở Hồ Nam bị phát hiện tiền điện tăng vọt, học sinh cũng cho biết thỉnh thoảng bị cúp điện vào cuối tuần và có tiếng ồn ào từ tòa nhà dạy học.Cuối cùng, người ta phát hiện ra rằng hiệu trưởng đã mua 7 máy khai thác Bitcoin, chiếm dụng lưới điện của trường và suýt gây ra hỏa hoạn.
Để đào được nhiều tiền ảo hơn, một số thợ đào đã mạo hiểm và kéo một đường dây đặc biệt trực tiếp từ trạm phát điện! Họ kéo dây điện đến một nhà máy bỏ hoang để phục vụ 4.000 máy khai thác, tiêu thụ 10.000 kilowatt điện mỗi ngày, lượng điện này có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 150 hộ gia đình.
Các nhà máy nhiệt điện ở Nội Mông và các nhà máy thủy điện ở Tứ Xuyên đã trở thành nơi tập trung các mỏ đào Bitcoin do nhiệt độ thấp, chi phí điện thấp và nhiều trạm điện nhỏ.
Nhưng đằng sau sự thịnh vượng của khu mỏ đào Bitcoin là sự lãng phí năng lượng cao. Riêng mỏ nhiệt điện ở Nội Mông đã đốt cháy 2 triệu tấn than tiêu chuẩn mỗi năm. Vào tháng 6 năm nay, Tứ Xuyên bắt đầu kiểm tra các mỏ, toàn bộ nguồn điện bị cắt, và sức mạnh tính toán Bitcoin toàn cầu giảm 36%!
Trong thời gian sắp tới, do tình trạng khan hiếm than trên toàn quốc, một số đối tượng vẫn dựa vào các trạm thủy điện không hòa vào lưới điện nhà nước để ăn cắp điện.
Ngoài Trung Quốc, một số quốc gia cũng ghét “đào Bitcoin” là Ukraina – quốc gia này đã ban hành lệnh cấm khai thác, thậm chí Malaysia còn điều xe lu để nghiền nát máy khai thác.
Máy khai thác 100.000 NDT thành sắt vụn, thợ đào Bitcoin lao đao
Trong thảm họa khai thác này, khổ nhất là những nhà đầu tư mua máy khai thác theo trào lưu. Các chủ mỏ đã ngừng hoạt động, các tay chơi lớn ra nước ngoài đầu cơ tiền ảo, những nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa biết xoay sở ra sao.
Ngày nay, việc thành lập mỏ khai thác Bicoin bị nghiêm cấm, cá nhân khó bảo trì máy khai thác, trừ khi tìm cách vận chuyển ra nước ngoài. Giá những chiếc máy khai thác này cũng bị hạ giá kinh khủng, muốn bán lại thì lỗ lớn, chưa kể nhiều công nghệ máy khai thác đã lạc hậu.
Những chiếc máy khai thác có giá gốc hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn này dường như trở thành đống sắt vụn. Cảnh tượng này đã từng xuất hiện nhiều lần trước đây.
Mỗi lần giá Bitcoin biến động trước đó, các máy khai thác sẽ mất giá mạnh, ví dụ như trong “thảm họa khai thác” năm 2018, 130.000 máy khai thác chỉ có thể được bán với giá chỉ hơn 10.000 NDT.
Một chủ mỏ kết luận: “Ngành này quá lãi khi kiếm ra tiền, nhưng khi thị trường giảm giá, mọi thứ đều trở thành vô nghĩa.”
Những người chạy theo trào lưu đứng trước những khoản lợi nhuận khổng lồ, họ vẫn tự đánh mất mình.
Một số thợ mỏ chi rất nhiều tiền vào các máy khai thác huy động vốn cộng đồng để đào các “altcoin” ít được biết đến, mơ về phép màu “ăn theo” Bitcoin, và họ rơi vào bẫy và mất tiền.
Chưa kể, các cơ quan quản lý đã nhiều lần nhắc nhở họ lưu ý đến rủi ro khi đầu tư vào các loại tiền ảo nhưng họ đều phớt lờ. Ngay cả khi không có hoạt động kiểm kê, trước biến động mạnh của thị trường, và họ không bao giờ có được tiếng cười cuối cùng.
Tiền ảo đã nhiều lần được chứng minh là không đáng tin cậy, nhưng vẫn có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua và nuôi ước mơ làm giàu trong một sớm một chiều.