Ngành du lịch “thích ứng an toàn với dịch Covid-19”

Ngành du lịch "thích ứng an toàn với dịch Covid-19"

Ngành du lịch "thích ứng an toàn với dịch Covid-19"

Các giai đoạn khôi phục hoạt động du lịch bám sát kịch bản diễn biến dịch của Bộ Y tế đang xây dựng để thống nhất ban hành, dựa trên hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19”.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong một số nhóm hàng chính thì nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch tháng 9/2021 tăng 0,01% so với tháng trước, chủ yếu do giá hoa, cây cảnh tăng 0,92%; sách, báo, tạp chí tăng 0,06%. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương khiến ngành này bị hạn chế. Vì thế, giá dịch vụ du lịch trọn gói tháng 9/2021 giảm 0,06% so với tháng trước; khách sạn, nhà khách giảm 0,17%.

Ngành du lịch khủng hoảng và niềm tin vượt qua khó khăn

Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, có thời điểm gần như toàn bộ ngành này ngừng hoạt động, hơn 2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp phải nghỉ việc. Tuy nhiên, toàn ngành vẫn tin tưởng sẽ vượt qua những khó khăn chưa từng gặp để vươn lên, khôi phục lại ngành kinh tế đang được cả xã hội kỳ vọng.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) chia sẻ: Đây là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch COVID-19 trong gần 2 năm qua. Doanh nghiệp du lịch đã vô cùng khó khăn để tồn tại. Nay khôi phục hoạt động này cần song hành với phòng chống dịch trong điều kiện an toàn.

Lãnh đạo Tổng cục Du lịch phát biểu tại lễ phát động khôi phục du lịch.

Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu khôi phục lại ngành này Việt Nam, ưu tiên trước nhất khôi phục du lịch nội địa, trên cơ sở phù hợp một cách linh hoạt, thích ứng, hiệu quả với diễn biến thực tế của dịch bệnh, từng bước chuyển sang khái niệm mới – du lịch an toàn. Sau đó, tiến tới khôi phục ngành này trong bối cảnh sống chung với COVID-19.

Chiều 28/9, VITA tổ chức lễ phát động trực tuyến chương trình “Khôi phục du lịch nội địa toàn quốc khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19″. Đánh giá về chương trình này, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, đây là sự nhạy bén của doanh nghiệp trong hiệp hội.

Thí điểm doanh nghiệp có năng lực

Chia sẻ về tiêu chí an toàn khi tham gia chương trình phục hồi du lịch, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết nó tuân theo các quy định và hướng dẫn của ngành Y tế.

Phân tích về chủ đề “Kết nối xanh du lịch Việt Nam”, ông Thắng cho hay, mục tiêu của chương trình là chuyển các hoạt động du lịch sang trạng thái bình thường mới, xây dựng nó thành một ngành kinh tế du lịch an toàn. Các hoạt động này được tổ chức một cách linh hoạt, thích ứng, hiệu quả với diễn biến tình hình thực tế phòng chống dịch.

Khách đi từ vùng xanh (an toàn) được kết nối với các điểm du lịch xanh (an toàn) trên cơ sở xác định vùng xanh của cơ quan quản lý y tế, cơ quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương. Đặc biệt lưu ý, ranh giới vùng xanh ở phạm vi chia càng nhỏ sẽ càng có tính thích ứng cao trong bối cảnh bình thường mới.

Việc xây dựng các tiêu chí an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng cần thực hiện song song, nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, trước mắt là du lịch nội địa, đồng thời đáp ứng yêu cầu dễ dàng, thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tế và tạo điều kiện đánh giá mức độ an toàn của du lịch Việt Nam.

Địa phương hưởng ứng mạnh mẽ

Chương trình “Khôi phục du lịch nội địa toàn quốc” nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung ương, Hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố và hàng ngàn doanh nghiệp ngành này.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Phạm Văn Thủy cho biết, việc khởi động du lịch nội địa toàn quốc là cầu nồi giữa các địa phương, doanh nghiệp du lịch với cơ quan quản lý, là bước đệm giúp các doanh nghiệp dần hồi phục. Tuy nhiên, việc khởi động phải bảo đảm an toàn cho du khách.

Bổ sung cho quan điểm này, ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, để cho hoạt động du lịch trở lại được hiệu quả, an toàn cần sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ, điểm đến, chính quyền và cơ quan quản lý, tổ chức hiệp hội. Chưa hết, các sản phẩm du lịch, lộ trình di chuyển, lưu trú cần phải được thực hiện đúng quy trình và bài bản, bảo đảm an toàn cho du khách.

Được biết, Các giai đoạn khôi phục hoạt động du lịch tại Hà Nội sẽ bám sát kịch bản diễn biến dịch của Bộ Y tế đang xây dựng để thống nhất ban hành và dựa trên hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19”.

Theo dự kiến, trong tháng 10/2021, Hà Nội sẽ triển khai hoạt động theo giai đoạn 3, chủ yếu phục vụ khách Thủ đô. Theo đó, các cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch, công ty lữ hành, vận chuyển đủ điều kiện được phép hoạt động trở lại. Sau khi TP. Hà Nội chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, Sở Du lịch sẽ đánh giá tình hình và kiến nghị triển khai giai đoạn 4. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp du lịch được hoạt động bình thường, được đón khách tại các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh.

Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đón khách. Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, đến nay về cơ bản Đà Nẵng đã có bộ tiêu chí du lịch an toàn. Trước mắt, Đà Nẵng đón khách trong địa bàn. Đà Nẵng đã lên lộ trình đón khách vào tháng 12/2021 khi mà tỉ lệ người dân Đà Nẵng được tiêm vaccine COVID-19 đạt 80%. Cũng như Đà Nẵng, Khánh Hòa dự kiến tháng 10 sẽ đón khách nội địa, khi tất cả người dân trong tỉnh được tiêm mũi 1.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã sẵn sàng các điều kiện để khởi động du lịch an toàn. Hà Giang cũng đang áp dụng 6 biện pháp để phát triển ngành này như xây dựng điểm đến an toàn, đầu tư cơ sở vật chất và giảm giá dịch vụ…

Cát Anh

Exit mobile version