Người sáng lập 2 quỹ đầu tư tiền điện tử bị Mỹ kết án 7 năm tù

Người sáng lập 2 quỹ đầu tư tiền điện tử bị Mỹ kết án 7 năm tù

Người sáng lập 2 quỹ đầu tư tiền điện tử bị Mỹ kết án 7 năm tù

Bị nhà chức trách Hoa Kỳ phát hiện lừa các nhà đầu tư số tiền lên tới 54 triệu đô la, Stefan He Qin, người sáng lập của 2 quỹ đầu tư tiền điện tử bị kết án hơn 7 năm tù.

Thẩm phán Valerie Caproni đã tuyên án 90 tháng tù giam với Stefan He Qin vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết trong một tuyên bố vào ngày 15/9.

Stefan He Qin 24 tuổi, là người Úc. Từ năm 2017 đến năm 2020, Qin sở hữu và điều hành 2 quỹ đầu tư tiền điện tử – Virgil Sigma và VQR. Trong đó, quỹ VQR được thành lập hồi tháng 2/2020.

Tuyên bố của quỹ Virgil Sigma là sẽ đầu tư tài sản của khách hàng vào các chiến lược ăn chênh lệch giá tiền điện tử. Tuy nhiên, DoJ phát hiện ra rằng Qin đã biển thủ tiền quỹ để chi trả cho các chi phí cá nhân bao gồm thực phẩm, tiền thuê nhà và các khoản đầu tư cá nhân khác kể từ năm 2017.

Qin khoe nhà, siêu xe để tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư tiền điện tử

Để tạo niềm tin cũng như tránh gây nghi ngờ cho các nhà đầu tư, Qin đã tạo ra các bản sao kê tài khoản và các tài liệu thuế giả mạo. Đồng thời, anh ta khẳng định rằng, trừ tháng 3/2017 là lỗ, kể từ tháng 8/2016, công ty đã có lãi mỗi tháng.

Song song giữa việc gia tăng lòng tin với khách hàng bằng cách thường xuyên nói dối về “giá trị, vị trí và tình trạng vốn đầu tư”, Qin sau đó lấy tiền từ quỹ VQR để thanh toán cho các nhà đầu tư của quỹ Sigma.

Tháng 12/2020, Qin ra lệnh cho trader chính của VQR hủy tất cả các vị trí của quỹ và chuyển tiền cho anh ta. Bỏ qua cảnh báo, động thái này sẽ gây tổn thất cho các nhà đầu tư của VQR, trader này vẫn làm theo lệnh và chuyển tiền cho Qin. Và người này đã bị bắt giữ vào tháng 4/2021.

Trước đó, Luật sư Audrey Strauss ở Mahattan cho biết, toàn bộ chiêu trò đã bị phơi bày. Còn nhóm luật sư của Qin tuyên bố: “Ông Qin đã nhận toàn bộ trách nhiệm về hành động của mình và cam kết sửa sai”.

Lừa đảo bằng tiền điện tử (cryptocurrency fraud) đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Các trò gian lận tiền điện tử gần đây đã được các cơ quan quản lý trên toàn thế giới nhấn mạnh về mức độ gia tăng. Vào tháng 5, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã báo cáo thiệt hại của nhà đầu tư. Tính từ tháng 10/2020, các vụ lừa đảo tiền điện tử gây ra thiệt hại là 80 triệu đô la.

Về vấn đề này, Chủ tịch SEC Gary Gensler cũng nhấn mạnh những lỗ hổng trong các biện pháp bảo vệ có thể gây nguy hiểm cho nhà đầu tư như thế nào.

Theo như ông cảnh báo, các nhà đầu tư có thể ít hoài nghi hơn về các cơ hội đầu tư liên quan đến một cái gì đó mới hoặc tiên tiến, hoặc có thể bị cuốn vào nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO)”.

Theo trang Constantine Cannon, có một số hình thức lừa đảo nhân danh tiền điện tử như mô hình đa cấp Ponzi, mô hình Pump and Dump, thao túng thị trường… Do đó những người mới bước chân vào lĩnh vực này cần nâng cao cảnh giác. Điều quan trọng nữa là họ cần tự trang bị kiến thức cho mình để không trở thành con mồi của bọn lừa đảo.

Trường hợp của Stefan He Qin thuộc loại trộm cắp truyền thống. Nhưng qua đánh giá, nó được cho là cũng có nhiều biến thể. Theo đó, kẻ xấu có thể hack ví điện tử của nhà đầu tư, tạo ví giả, xây dựng quỹ lừa đảo, thiết lập các sàn giao dịch điện tử giả để ăn cắp tiền của khách hàng…

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version