Người tiêu dùng nước Mỹ với niềm tin tạm bị bỏ quên

Chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm xuống 106,4 điểm thay vì trước đó là 107,3.

Lạm phát dự kiến đạt đỉnh trong tháng tới khiến người tiêu dùng Mỹ dần mất niềm tin và thận trọng hơn trong việc mua sắm.

Người tiêu dùng thận trọng với hóa đơn

Niềm tin tiêu dùng đã giảm nhẹ trong tháng 5 khi chỉ số lạm phát có dấu hiệu tiêu cực. Chỉ số đo lường đánh giá của người tiêu dùng về các điều kiện kinh doanh và lao động hiện tại cũng giảm trong tháng 5 xuống 149,6 điểm từ 152,9 vào tháng 4.

Người Mỹ đã thận trọng nhiều hơn trong việc xuống tiền để mang những hóa đơn gia dụng về nhà, những mặt hàng có giá trị, mua nhà, mua ô tô; điều này sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ bị giảm.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ giảm trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Nhận thức của người tiêu dùng về thị trường lao động có sự thay đổi, đó là một động thái phản ứng lại FED rằng những chính sách thắt chặt tiền tệ đang có tác động.

Jennifer Lee, nhà kinh tế cấp cao của BMO nói rằng: “Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp người tiêu dùng nước Mỹ. Hiện tại, họ đang thận trọng với việc mua sắm. Dĩ nhiên đó là điều FED mong muốn trong cuộc chiến chống lại lạm phát”.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ giảm xuống 106,4 điểm thay vì trước đó là 107,3.  

Sự khác biệt lớn trong mối quan hệ giữa thị trường lao động và người tiêu dùng thực sự đáng để quan tâm. Chỉ số kỳ vọng, dựa trên triển vọng 6 tháng của người tiêu dùng về điều kiện thu nhập, kinh doanh và thị trường lao động, cũng giảm trong tháng 5 xuống mức 77,5.  

Theo khảo sát, có 12,5% người tiêu dùng thấy rằng việc làm hiện nay là một điều “khó kiếm”. Đáng lo ngại khi nó có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trên 3,6% – con số thấp nhất từ trước đến nay được đo lường vào hồi tháng 4.

Thị trường lao động đang được thắt chặt. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 3,6%, hồ sơ tuyển dụng đăng ký chất cao như núi, nhu cầu tìm việc làm giữ ở con số kỷ lục cho thấy thị trường lao động vẫn đang “nóng” theo đúng nghĩa đen vốn có.

Niềm tin tiêu dùng

Lạm phát có thể sẽ đạt đỉnh vào tháng 12 – điều này hối thúc FED phải hành động nhanh và mạnh hơn nữa khi kỳ vọng về tỷ lệ lạm phát giảm xuống 7,4%.

Bắt đầu tháng 3, FED đã tăng lãi suất chính sách thêm 75 điểm cơ bản, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ mạnh tay hơn nữa khi thêm 50 điểm tiếp vào tháng 6 và tháng 7 trong cơn khát kiềm chế lạm phát.

Giá cả leo thang, chi phí cho vay tăng giá, người tiêu dùng phải thiết kế lại bảng kế toán chi tiêu của mình.

Tỷ lệ người muốn mua ô tô đã giảm, càng ngày càng có ít người tiêu dùng mong muốn sở hữu thêm 1 thiết bị gia dụng cơ bản như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và TV.

Lãi suất cơ bản tăng cùng những chính sách thắt chặt kinh tế khiến người Mỹ không thôi lo lắng về thời kỳ suy thoái đến gõ cửa từng nhà. Thế nhưng, các nhà hoạch định vẫn giữ quan điểm khách quan rằng tỷ lệ việc làm hiện tại sẽ khiến cơn bão suy thoái khó mà tiếp cận đến biên giới nước Mỹ.   

Bernard Yaros, nhà kinh tế học tại Moody’s Analytics cho hay: “Suy cho cùng, sự suy thoái là một niềm tin bị đánh mất. Song người tiêu dùng không mấy sợ hãi khi nói đến vấn đề việc làm. Mọi người đang dần từ bỏ công việc hiện tại bởi họ biết rằng họ sẽ tìm được 1 công việc mới dễ dàng”.

Người tiêu dùng trong tháng 5 cũng ít có xu hướng mua nhà hơn bởi lãi suất thế chấp tăng khiến giá nhà đạt đỉnh giá khiến họ không có đủ khả năng chi trả cho khoản vay nợ kéo dài.

1 báo cáo nhấn mạnh, chỉ số giá nhà khu vực đô thị S&P CoreLogic Case-Shiller 20 đã tăng 21,2% so với cùng kỳ vào tháng 3. Nhiều bất động sản tồn kho đã về tay nhiều chủ mới. Ghi nhận ở các thành phố Tampa, Phoenix và Miami có mức giá bất động sản tăng rõ rệt.

Lạm phát giá nhà thể hiện qua chỉ số giá nhà tăng 19% từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022.

Matthew Pointon, chuyên gia kinh tế bất động sản cấp cao tại Capital Economics cho hay: “Mức tăng giá nhà trong thời gian tới sẽ hạ nhiệt, chúng tôi kỳ vọng rằng ở tăng trưởng hàng năm sẽ dần ổn định chỉ số vào giữa năm 2023”.

Exit mobile version