Sự sụt giảm toàn cầu cùng với hiệu ứng FED là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam gặp cú shock khi VN Index lao dốc.
Con thuyền VN Index gặp sóng lớn
Thời gian qua, các nhà đầu tư chẳng thể nở nụ cười khi chứng kiến thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc không phanh, mất trụ ở vùng 1500 điểm rơi sâu có những thời điểm không đứng được ở mốc 1200 điểm.
Kịch bản FED ngừng tăng lãi suất sẽ khó thực hiện khi tín hiệu diều hâu của Chủ tịch Powell nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lạm phát còn căng thẳng và “đau đớn” rất nhiều. Trên thực tế, thị trường chứng khoán Mỹ không xác định được giai đoạn đáy bởi xu hướng giảm điểm có thể còn tiếp tục tiếp diễn.
Giai đoạn ổn định nhất của thị trường là trong những tháng đầu tiên của quý I/2022, đến tháng 4, mọi chuyện thay đổi khi sàn giao dịch liên tục xuất hiện bản sonate “trăng máu”.
Vào cuối tuần trước, VN-Index mất 11% giá trị, sụt giảm 20% so với đầu năm.
Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh để tìm điểm cân bằng mới. Từ tiệm cận đỉnh lịch sử 1.524,7 điểm vào ngày 4/4. Hơn 30 ngày qua, thị trường mất trắng hơn 23% giá trị vốn hóa, với mức giảm mỗi phiên cả mấy chục điểm.
Ông Michael Kokalar Vina nhận định: “Các thị trường chứng khoán mới nổi/cận biên sẽ gánh chịu áp lực từ mức tăng giá 15% so với cùng kỳ năm ngoái của đồng USD Mỹ. Sự tăng giá của USD Mỹ thường không đủ hấp dẫn để kéo vốn của các nhà đầu tư và thị trường cận biên”.
Nguyên nhân khiến VN Index lao dốc
Trả lời Zing.vn, chuyên gia kinh tế trưởng Michael Kokalari đến từ VinaCapital cho biết, áp lực chứng khoán Việt phải gánh chịu một phần ảnh hưởng từ thị trường quốc tế.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ mất kiểm soát dòng tiền mua cổ phiếu khiến thị trường lao dốc. Hơn nữa, nhạy cảm với thông tin từ phố Wall, tuyên bố tăng lãi suất cơ bản của FED cũng tác động nhiều đến sự ổn định của thị trường chứng khoán Việt.
Bên cạnh yếu tố nước ngoài, trong nước chứng kiến tình trạng các nhà đầu tư bán cổ phiếu liên quan đến margin.
70% là con số các nhà đầu tư nhỏ lé, cá nhân mới chạm chân vào thị trường. Hi vọng “đánh nhanh thắng lớn”, thực tế không ít các nhà đầu tư rơi vào tình trạng “call margin” do không bắt đúng điểm rơi. Đó không phải là 1 chiến thuật khôn ngoan trong thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, hiện tượng bán tháo cổ phiếu “Bailing out” là nhân tố khiến thị trường rớt thảm. Nhiều công ty vay tiền với mục đích phát triển bất động sản, nhưng lách luật để tham gia vào cơn bão chứng khoán.
Chính phủ đang tích cực chặn đứng tình trạng sử dụng nguồn vốn sai cách này. Tuy nhiên, kết quả giảm điểm của thị trường không đáng lo ngại và tương đối phù hợp với xu thế chung của thế giới.
“Tuy nhiên, không điều gì trong số những lý do này có khả năng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hoặc đến tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết”, ông Kokalari khẳng định.
Trong phiên giao dịch đầu ngày 18/4, VN Index tăng mạnh 4,8% khiến nhiều nhà đầu tư phấn chấn. Đây là mức tăng cao nhất của VN Index trong 1 năm trở lại đây.
Mặc dù tăng điểm nhưng thanh khoản không lớn. Thời điểm này, đa số các nhà đầu tư cá nhân đều hiểu rằng thị trường không thể hồi nhịp quá mạnh bởi nỗi lo “bull trap” nhiều hơn trước sau thời gian VN Index rơi liền 1 mạch 400 điểm.
Kinh tế vẫn vững vàng
Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng, doanh thu bán lẻ tăng từ 1,7% lên 10,4% trong tháng 3 và 12,1% trong tháng 4. Việc giảm điểm của thị trường trong nước khiến định giá trở nên rẻ hơn với mức P/E chỉ khoảng 11,4 lần, thấp hơn 30% so với các quốc gia cùng khu vực.
Nhóm cổ phiếu các ngành tiện ích, hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ thông tin vẫn ghi nhận diễn biến khả quan. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 14% là một tín hiệu tích cực cho những diễn biến tiếp theo.
Zoe