Nhà đầu tư cá nhân mua ròng hơn 3.300 tỷ đồng từ 7 – 11/2.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng hơn 3.300 tỷ đồng từ 7 - 11/2.

Nhà đầu tư cá nhân đã giao dịch tích cực trở lại, đóng góp lớn cho sự vững chắc của các chỉ số, khi khối ngoại và các tổ chức trong nước không ngững bán ròng.

Nhà đầu tư cá nhân cân cả thị trường

Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức tương đương so với tuần trước Tết và thấp hơn trung bình các tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 25.060 tỷ đồng/phiên, tăng 0,5% so với tuần trước Tết, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 23.010 tỷ đồng, giảm 0,75%.

Ngay sau tuần đầu sau đợt nghỉ Tết, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã giao dịch tích cực trở lại và là nhân tố quan trọng giúp các chỉ số đứng vững, trong khi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức trong nước hay tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đều bán ròng.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 3.327 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần đầu năm mới, trong đó có 3.278 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

***Nhận định thị trường ngày 14/2: Vận động quanh ngưỡng 1500 điểm***

Gom mạnh cổ phiếu VIC

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng rất mạnh cổ phiếu VIC với giá trị 1.936 tỷ đồng. Tiếp sau đó, ACB cũng được mua ròng mạnh với 912 tỷ đồng. Chiều ngược lại, TCB bị cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất với 258 tỷ đồng. GMD và HPG bị bán ròng lần lượt 159 tỷ đồng và 143 tỷ đồng.

Trái ngược lại với cá nhân trong nước, tổ chức trong nước đẩy mạnh bán ròng 2.243 tỷ đồng, gấp đôi tuần trước Tết. Trong đó, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 2.119 tỷ đồng, gấp 2,7 lần tuần trước đó.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

ACB là cổ phiếu bị tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng mạnh nhất với 948 tỷ đồng. FLC và VIC bị bán ròng lần lượt 340 tỷ đồng và 243 tỷ đồng. Trong khi đó, HPG được dòng vốn này mua ròng mạnh nhất với 459 tỷ đồng. REE cũng được mua ròng 108 tỷ đồng.

Khối tự doanh cũng giao dịch theo chiều hướng có phần tiêu cực khi bán ròng 123,3 tỷ đồng (giảm 61% so với tuần trước đó). Tuy nhiên, nếu chỉ tính về giao dịch khớp lệnh, dòng vốn này có diễn biến tích cực khi mua ròng trở lại 38,6 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND bị khối tự doanh bán ròng mạnh nhất với 438 tỷ đồng. VIC và REE đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 87,8 tỷ đồng và 54 tỷ đồng. Trong khi đó, TCB được mua ròng mạnh nhất với 204 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được mua ròng 107 tỷ đồng. 

Khối ngoại bán ròng trở lại hơn 1.084 tỷ đồng ở sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 13,5 triệu cổ phiếu.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng rất mạnh mã VIC với giá trị 1.605 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG và NVL bị bán ròng lần lượt 321 tỷ đồng và 201 tỷ đồng. Trong khi đó, trái ngược với tự doanh CTCK, khối ngoại mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với giá trị 437 tỷ đồng. VHM và GMD đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 175 tỷ đồng và 138 tỷ đồng.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 1 đạt 194.310 đơn vị, giảm 14,2% so với lượng mở mới của tháng 12/2021. Dù giảm so với hai tháng trước nhưng đây là tháng có số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới cao thứ 3 lịch sử. Trong khi đó, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư tổ chức trong nước tháng 1 tăng trở lại đạt 210 đơn vị, cao thứ 2 lịch sử. 

Exit mobile version