Chống tội phạm tiền mã hóa, 30 quốc gia được Nhà Trắng triệu tập

Nhà Trắng triệu tập 30 quốc gia chống tội phạm tiền mã hóa

Thị trường tiền điện tử phát triển với tốc độ nhanh chóng cùng với đó là những tổ chức tội phạm tiền mã hóa với các cuộc tấn công thường xuyên xảy ra.  

Một phiên họp trực tuyến do Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng sẽ được tổ chức nhằm “cải thiện sự hợp tác thực thi pháp luật” về các vấn đề liên quan đến vấn nạn sử dụng bất hợp pháp tiền điện tử.

Để ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp tiền mã hóa, Tổng thống Joe Biden đã tập hợp 30 quốc gia lại với nhau để đi đến thống nhất chung.

Trước đó, vào ngày 2/10, Nhà Trắng đưa ra tuyên bố về các nỗ lực bảo vệ an ninh mạng của chính phủ. Tổng thống đưa ra giải thích rằng các đồng minh NATO, G7 sẽ cùng nhau hợp tác chặt chẽ, thúc đẩy công tác phòng chống tội phạm tiền mã hóa.

Điều quan trọng chính là việc cải thiện sự hợp tác trong hành pháp, ngăn chặn việc sử dụng tiền mã hóa đồng thời cấm cho crypto có mặt can dự vào các vấn đề ngoại giao. Chủ nhân Nhà Trắng cho biết Chính phủ Liên bang cần sự chung tay giúp sức của mọi người dân, công ty, tập đoàn Mỹ trong nỗ lực này.

Tội phạm tiền mã hóa thực hiện các cuộc tấn công với quy mô lớn lên doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ (Ảnh Reuters)
Mỹ làm gì trước vấn nạn tội phạm tiền mã hóa ngày một tinh vi và manh động?

Mỗi quốc gia phải xây dựng nền tảng công nghệ một cách an toàn cho phép người tiêu dùng hiểu được rủi ro trong công nghệ tài sản họ quyết định mua. Để làm được điều này, Mỹ phải khóa cánh cửa mã hóa của mình, mã hóa dữ liệu, xác thực vấn đề trên nhiều yếu tố.

Sau 1 loạt các tấn công đe dọa nguồn năng lượng và cung ứng thực phẩm vào đầu năm 2021, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nâng cao quan điểm đồng thời đặt cảnh báo an ninh mạng ở cấp cao nhất.

Cụ thể, nhà sản xuất thịt JBS SA (JBSS3.SA) đã phải trả 11 triệu USD để khắc phục hậu quả của 1 cuộc tấn công từ nhóm tội phạm tiền mã hóa vào hệ thống của họ khiến việc sản xuất bị ngừng trệ.

Một đơn vị khác là Colonial Pipeline đã trả gần 5 triệu USD cho một băng nhóm tội phạm tiền mã hóa được cho là có trụ sở ở Đông Âu để lấy lại quyền truy cập, một số trong số đó sau đó đã bị cơ quan thực thi pháp luật Mỹ “sờ gáy”.  

Tháng 4, bộ Tư pháp Mỹ đã bắt giữ một công dân Thụy Điển gốc Nga, chuyên điều hành dịch vụ có tên gọi Bitcoin Fog. Trong suốt 10 năm qua, tên này đã chuyển tổng cộng 335 triệu USD Bitcoin phi pháp.

Điều đáng nói, cả 2 công ty này đều phải đưa cho các tội phạm mạng khoản tiền chuộc bằng Bitcoin.

Dù bằng hình thức nào, tội phạm tiền mã hóa cũng sẽ tìm khách chuyển Bitcoin thành tiền mặt.

Tổng thống Joe Biden cam kết tăng cường an ninh mạng, củng cố cơ sở hạ tầng, nỗ lực làm việc để thiết lập các quy tắc rõ ràng cho nhiều bên liên quan đang “sống” trong không gian mạng.

Việc chống lại tội phạm tiền mã hóa là 1 tín hiệu tích cực cho sự phát triển chung, tuy nhiên, sẽ đáng tuyên dương hơn nếu chính phủ Mỹ có nhiều hơn hành động pháp lý nới lỏng hơn về mặt quy định với tiền mã hóa trong các Dự luật của quốc gia.

Hiện vẫn chưa rõ thời điểm và thông tin chính xác quốc gia nào sẽ tham gia cuộc họp sắp tới.

Các chuyên gia an ninh blockchain từng đưa ra ý tưởng chia sẻ “danh sách đen” các ví tiền mã hoá được bọn tội phạm sử dụng với các sàn giao dịch, công ty phân tích và chính phủ.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết họ đặc biệt mong muốn giải quyết các tổ chức tội phạm tiền mã hóa cũng như “việc lạm dụng tiền ảo để rửa tiền chuộc”, đồng thời dự kiến điều tra và truy tố tội phạm ransomware (ăn cắp dữ liệu và tống tiền online) ẩn danh tấn công các tổ chức pháp lý, kinh tế ở các quốc gia khác.  

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Reuters)

Exit mobile version