Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ và ở mức trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 28/2
Các chỉ số chứng khoán mở cửa phiên ngày 28/2 trong sắc xanh. Tuy nhiên sắc xanh không duy trì được bao lâu, khi áp lực bán đột ngột dâng cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá, đẩy ngược các chỉ số rơi về sắc đỏ.
Tuy vậy đà giảm các chỉ số không quá mạnh khi lực cầu vẫn hấp thụ khá tốt. Các cổ phiếu như CTG, ACB, BID, PNJ, TPB, POW chìm trong sắc đỏ với mức giảm trên dưới 1%. Kế đó bộ 3 nhà Vingroud cũng ngụp lặn trong sắc đỏ khi VIC giảm 2,3%, VHM giảm 0,8% và VRE giảm 1,1%.
Ở chiều ngược lại sắc xanh vẫn hiện diện trên những cổ phiếu như FPT, GAS, KDH, MSN, VPB hay SSI phần nào níu giữ đà giảm của VN-index. Sức tăng mạnh nhất trong nhóm vốn hóa lớn thuộc về HPG với hơn 1,3%
Tại HNX30 xanh đỏ đan xen, nổi bật nhất có NBC, LAS với mức tăng hơn 3%, tiếp đó là DXP, NDN, NRC, TAR, THD, VCS đều đồng loạt tăng 0,7%. Bộ 3 PVB, PVC, PVS tăng khá tốt khi cộng thêm cho mình bình quân 2%.
Chiều ngược lại 2 anh lớn bất động sản ở sàn này là CEO và L14 đều giảm hơn 2%. Mức giảm ghi nhận nhiều nhất thuộc về IDV với 3,4%.
Đến 10h30, nhóm cổ phiếu vua phiên nay khá ảm đạm khi toàn ngành chỉ le lói 3 sắc xanh là EIB, VPB và STB trong khi sắc đỏ bao trùm các anh lớn ngành này như VCB, TCB, BID tuy nhiên mức giảm vẫn khá êm đềm khi chỉ mất trung bình 0,6%
Cổ phiếu nhóm thép khởi nghĩa khi toàn ngành sắc xanh lan tỏa với mức tăng trung bình hơn 2%. Trong đó NKG, HSG, VGS, POM, SMC, TLH đều tăng trung bình 3,3%, trong khi anh cả HPG có mức tăng khiêm tốn hơn vơi 1,1%.
Nhóm chứng khoán đang diễn ra sự phân hóa rõ nét khi các anh lớn hầu như tăng điểm, dẫn đầu là VND tăng 2,3%, SSI tăng 0,6%, HCM tăng 0,5%, SHS tăng 0,7%, duy nhất có VCI đang đứng ngay tham chiếu. Nhóm cổ phiếu hạ nguồn như IVS, VDS, VIX, APG, AGR, BSI, BVS hay HBS đều chìm trong sắc đỏ với mức giảm trung bình 1%.
***Điểm tin đầu giờ 1/3: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Nhóm bất động sản không mấy khả quan khi toàn ngành chỉ có 12 mã tăng giá bao gồm VCG, KBC, ASM, D11, DTA, DHC, ITA, OGC, TKC, UDC, UIC, trong đó TKC tăng mạnh nhất với 7,7%
Chiều ngược lại VIC vẫn là cổ phiếu giảm mạnh nhất, kế đó là DIG, DRH, IDJ, IDV và SCR các cổ phiếu này bình quân giảm 1,1%
Tại rổ VN30 độ rộng đang nghiêng về phía tiêu cực khi có tới 24 mã giảm và chỉ có 6 mã tăng giá. Các mã giảm nhiều nhất vẫn là những cái tên như BID, NVL, PDR, PNJ, POW, SAB, TPB, VIC và VJC. Trong khi VIC thu hẹp đà giảm đôi chút thì VJC đang nới rộng thêm khi giảm 3,3%.
Trái ngược với VN30, tại HNX30 sắc xanh đang áp đảo, sắc tím đã lộ diện phủ lên cổ phiếu của NBC. Cổ phiếu L14 đã quay đầu tăng điểm và CEO cũng đã được kéo lên mức tham chiếu, điều này đã đẩy chỉ số HNX-index tăng điểm. Hiện tại chỉ số này lên 440.73 điểm tăng 0,57 điểm (+0,13%)
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 7,15 điểm xuống 1.491,74 điểm (-0,48%). HNX-Index tăng 0,47 điểm lên 440,63 điểm (0,11%). UPCoM-Index giảm 0,56 điểm xuống 112,1 điểm(-0,5%).
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.218 tỷ đồng, giảm 13,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE cũng giảm 13,7% xuống còn 12.813 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng hơn 230 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên sáng.
Phiên chiều trở lại, lực cầu ở các nhóm thép, phân bón và than tiếp tục tăng mạnh và góp phần giúp các chỉ số thuộc những ngành này bứt phá mạnh, trong đó, các mã như HSG, NKG, DCM, DPM, TDN NBC, TC6… đều được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, HPG cũng tăng 3,4% lên 47.450 đồng/cp.
Tuy nhiên, áp lực trên thị trường vẫn còn lớn và đến từ các mã như VJC, PDR, VIC, CTG, SAB… nên VN-Index chưa thể hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 8,76 điểm xuống 1.490,13 điểm(-0,58%). HNX-Index tăng 0,26 điểm lên 440,42 điểm (0,06%). UPCoM-Index giảm 0,46 điểm xuống 112,2 điểm (-0,41%).
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh trên toàn thị trường đạt 26.667 tỷ đồng, giảm 8,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 8% và đạt chỉ 22.607 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng đột biến 800 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định chứng khoán 1/3: Tích lũy tiếp diễn quanh vùng 1500-1505 điểm
Thị trường trong nước điều chỉnh sau khi giảm nhẹ trong tuần trước, tâm lý nhà đầu tư đã trở nên thận trọng, thanh khoản vì vậy giảm so với bình quân tuần trước. Sức ép từ nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục khiến dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ. Nổi bật trong phiên hôm nay ngoài nhóm cổ phiếu dầu khí được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu thì nhóm cổ phiếu thép, phân bón, dệt may, thủy sản… cũng tăng. Bên cạnh đó, gây áp lực giảm cho thị trường cũng đến từ hoạt động bán ròng mạnh từ khối ngoại.
Trạng thái thị trường nhìn chung vẫn thận trọng thể hiện qua thanh khoản giảm mặc dù đang ở trong vùng hỗ trợ. Điều này cho thấy dòng tiền vẫn chưa có động thái hỗ trợ rõ ràng và có thể đang chờ vùng giá thấp để tham gia.
Tuy nhiên đà tăng của VN-Index có thể quay trở lại và giằng co trong vùng giá 1.489 – 1.512 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền có thể sẽ còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và các nhà đầu tư ngắn hạn nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội lợi nhuận ngắn hạn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao cho nên các nhà đầu tư hạn chế bán ra ở giai đoạn này.
Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB ( nắm giữ trung hạn)
* Bất động sản: NLG, KDH
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Phân bón hóa chất: DGC
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MWG, DGW
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.