Bối cảnh chứng khoán thế giới đang ổn định trở lại và nhà đầu tư đang chờ đợi phiên họp chính sách tiền tệ từ Fed vào giữa tuần sau, do vậy tâm lý thận trọng sẽ lên cao, đặc biệt tuần sau hợp đồng tương lai tháng gần nhất cũng đáo hạn.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 11/3
Giá dầu thế giới tiếp tục suy giảm đã tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu này ngay từ những phút đầu, trong đó PVD giảm mạnh nhất với 3%, kế đó PVS, giảm 2,4%, GAS giảm 2%, PCG giảm 2,3%, PVG giảm 2,8%…tuy nhiên 2 cổ phiếu APP và PSG lại đi ngược dòng, được kéo lên mức giá trần.
Tại rổ VN30 diễn biến đang khá tiêu cực khi chỉ có 5 mã tăng bao gồm MBB, SAB tăng 0,7%, BID, CTG tăng nhẹ 0,4% và HDB tăng 0,2%. Chiều ngược lại chứng kiến sức giảm mạnh nhất thuộc về GAS, PNJ, SSI, PLX với bình quân 1,7%. Cùng với đó các cổ phiếu khác như BVH, VJC, GVR, MWG, MSN hay VIC giảm đồng loạt 0,7%…đã tác động mạnh đến đà giảm của chỉ số VN-index
Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại HNX30, số mã tăng cũng chỉ có 6 mã bao gồm SLS, THD, NRC, NDN, LAS, DTD, trong đó NRC có sức tăng mạnh nhất hơn 7%. Ở chiều ngược lại NBC đang là cổ phiếu mất giá nhiều nhất giảm 4,3% trong khi các cổ phiếu khác như BVS, CEO, HUT, IDV, L14, PVB, SHS, TAR giảm đồng loạt 2%. Như vậy có thể thấy hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm, sự phân hóa đnag diễn ra khá rõ nét.
Hiện tại VN-Index hiện giảm 1,59 điểm xuống 1.477,49 điểm (-0,11%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 101 triệu cổ phiếu, trị giá 3.114 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,13 điểm xuống 466,51 điểm (-0,25%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 33,9 triệu cổ phiếu, trị giá 668 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,54 điểm lên 115,83 điểm (0,47%).
Đến 10h30, nhóm chứng khoán đang giao dịch khá trầm lắng khi phần lớn các mã cổ phiếu thuộc nhóm này đều lình xình quanh tham chiếu hoặc duy trì sắc đỏ. Riêng với VND là mã ngược dòng khi mang cho mình sắc xanh tăng hơn 4%.
Nhóm bất động sản chứng kiến sắc xanh chỉ hiện diện trên những cổ phiếu hạ nguồn như HQC, DLG, ASM, ITA, NDN, TKC…còn những anh lớn như VIC, DIG, NLG, VHM đều ngụp lặn trong sắc đỏ, còn NVL xập xình lên xuống quanh tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu phân bón trụ đỡ thị trường
Điểm sáng hôm nay thuộc về nhóm phân đạm khi toàn ngành phủ xanh với mức tăng khá tốt, trong đó DPM dẫn dầu với mức tăng 6%, DCM, LAS, BFC tăng 5,6%, PMB, DHB tăng 1,4%…
Các cổ phiếu thuộc dòng nhà “Louis” thay phiên nhau tăng điểm. Đặc biệt cổ phiếu DDV sau nhiều lần bán bị “ế” đã tăng không ngừng từ vùng giá 19.270/cp nay đã tăng 12 phiên lên mức 33.200/cp. Tiếp theo là cổ phiếu TGG cũng đi lên theo hình bậc thang từ vùng giá 11.150/cp đã leo lên 32.620/cp. Như vậy chỉ trong gần 2 tháng cổ phiếu này đã tăng tới 300%.
Phiên giao dịch sáng đóng cửa, VN-index giảm 4,9 điểm xuống 1.474,18 điểm (-0,33%). HNX-Index giảm 2,12 điểm xuống 445,52 điểm (-0,47%). UPCoM-Index tăng 0,39 điểm lên 115,68 điểm (0,34%).
***Điểm tin đầu giờ 14/3: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Thanh khoản thị trường nhỉnh hơn so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 17.171 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 15% lên mức 13.820 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp diễn bán ròng 154 tỷ trên Hose
Phiên giao dịch chiều khá trầm lắng
Phiên chiều trở lại với diễn biến chưa có thay đổi gì đáng kể, nhóm cổ phiếu Largecap vẫn là tác nhân chính kéo các chỉ số suy yêu thêm. Phần nào kéo đà tăng của những mã như BID, MBB, STB, HDB, VCB, TPB, CTG bị thu hẹp. Áp lực bán vẫn duy trì ở những mã PLX, MSN,GAS, PNJ,SSI, HPG, POW, VHM…đây cũng là những cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất của chỉ số VN-index
Nhóm cổ phiếu hóa chất chia nửa khác biệt, nhiều cổ phiếu quay xe tăng điểm như DGC, HVT và CSV trong khi nửa còn lại là VFG, HPH, CPC trắng giao dịch.
Nhóm ngành nhựa diễn biến khá tích cực khi DAG tím lịm, kế đó VNP, RDP, NHH, HII đều có mức tăng khá tốt hơn 3%. Ngược lại APH lao dốc 5 phiên liên tiếp, hiện cổ phiếu này rơi xuống mức giá 25.350/cp.
Thời điểm 14h15, áp lực bán dâng cao từ những nhóm cổ phiếu bất động sản, dầu khí, thép hay chứng khoán đẩy VN-index lùi sâu hơn 13 điểm. Tại nhóm thép HPG, HSG, NKG, VGS đồng loạt giảm gần 3%. Kế đó PVD vấp lực bán mạnh đã giảm 5,5% còn GAS, PVS, PVT, PIV, BSR đồng loạt giảm 3,5%.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,54 điểm xuống 1.466,54 điểm (-0,85%). HNX-Index giảm 5,44 điểm xuống 442,2 điểm (-1,22%). UPCoM-Index tăng 0,08 điểm lên 115,37 điểm (0,07%) .
Thanh khoản thị trường cao hơn so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 33.280 tỷ đồng, tăng 33%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 32% lên 26.851 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 540 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE
Nhận định chứng khoán 14/3: Giằng co
Trong bối cảnh nhiều chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới bắt đầu cho thấy những tín hiệu hồi phục đầu tiên thì tâm lý giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể.
Thanh khoản từng phiên và cả tuần đều sụt giảm cho thấy dòng tiền vẫn đang lựa chọn đứng ngoài quan sát. Sự phân hóa trên thị trường vẫn đang diễn ra với việc nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ sự leo thang của giá cả các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế tiếp tục đi ngược lại diễn biến của chỉ số chung cũng như nhóm vốn hóa lớn.
Nhìn chung, thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng suy yếu trong phiên giao dịch hôm thứ sáu. Mặc dù VN30-Index có diễn biếngiằng co quanh vùng hỗ trợ ở đáy 5 tháng, vùng 1.467-1.477 điểm, và giúp thị trường hồi phục nhẹ vào cuối phiên.
Tuy nhiên chưa có tín hiệu cụ thể để có thể nhận định thị trường sẽ sớm đảo chiều và rủi ro suy yếu vẫn đang hiện hữu. Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục nhịp hồi phục kỹ thuật nhẹ để kiểm tra lại cung cầu.
Về khung đồ thị tuần, chỉ số kết tuần với mẫu nến giảm dạng Bearish Enguffling và chấm dứt 4 tuần đi ngang, thủng hỗ trợ MA(20) tuần cho thấy đà tăng trung hạn đã phần nào bị ảnh hưởng, nhất là khi kênh tăng giá trung hạn từ tháng 11 đến hiện tại cũng đã tạm thời bị xuyên thủng.
Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh giảm để giải ngân với tỷ trọng nhỏ nhằm tích lũy dần những mã cổ phiếu mục tiêu đang được giao dịch ở các vùng giá chiết khấu cho danh mục trung – dài hạn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần chú trọng quản trị rủi ro một cách chặt chẽ và tránh lạm dụng đòn bẩy trong những thời điểm thị trường xuất hiện biến động mạnh
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng:
* Bất động sản: NLG, KDH
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MWG, DGW
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)
* Hàng không: HVN
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.