Nhận định chứng khoán 14/6: Đà rơi chưa dừng lại

Nhận định chứng khoán 14/6: Đà rơi chưa dừng lại

Nhận định chứng khoán – Thị trường tiếp tục trạng thái giảm điểm sau khi tín hiệu vượt cản 1.300 điểm của VN-Index trong thời gian gần đây bị phủ nhận. VN-Index và VN30-Index đã mở khoảng trống (Gap) lớn ngay từ đầu phiên và quán tính giảm giá vẫn duy trì khi kết thúc phiên giao dịch, thể hiện qua mức đóng cửa của 2 chỉ số đều ở vùng giá thấp nhất trong phiên. 

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 13/6

Chứng khoán chốt phiên đầu tuần trong sự áp đảo của sắc đỏ, sàn HoSE ghi nhận gần 460 mã giảm, trong đó hơn 160 mã giảm kịch sàn, khiến VN-Index mất hơn 4,4%.

Cùng nhịp với diễn biến đỏ lửa của thị trường quốc tế, chứng khoán Việt Nam mở phiên đầu tuần này trong sắc đỏ. Áp lực bán tăng nhanh ngay từ phiên xác định giá mở cửa (ATO) khiến toàn bộ thị trường lao dốc, mức giảm phổ biến trong khoảng 2-4%, nhiều mã giảm hết biên độ từ đầu giờ.

VN-Index lùi về ngưỡng 1.250 điểm sau 15 phút đầu phiên, giao dịch giằng co ở vùng giá thấp cho tới giữa phiên sáng. Thị trường có nhịp hồi nhẹ sau 10h20 khi đà giảm thu hẹp một phần, một số nhà đầu tư quyết định bắt đáy. Dù vậy, lực cầu yếu không giúp thị trường thay đổi xu hướng. Áp lực bán tăng nhanh trở lại khiến sắc đỏ nới rộng.

Top cổ phiếu tác động tới VN-index

Mức giảm của VN-Index từ 26 điểm tăng vọt lên hơn 40 điểm vào cuối phiên sáng. Trước giờ nghỉ trưa, VN-Index dừng ở mức 1.242 điểm, giảm gần 42 điểm so với tham chiếu (3,27%).

Dù thị trường giảm sâu, lực cầu bắt đáy vẫn không tham gia quyết liệt, khiến nhiều nhà đầu tư mất dần sự kiên nhẫn. Sang phiên chiều, đà giảm của thị trường còn mạnh hơn. Nhiều cổ phiếu bị lực bán ép về mức giá sàn. Lực bán tháo càng mạnh, nhà đầu tư càng hoảng loạn. Lệnh bán đẩy liên tục khiến dư bán giá sàn xuất hiện ở hơn trăm cổ phiếu.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 57 điểm (4,44%), xuống 1.227,04 điểm. VN30-Index giảm mạnh hơn với biên độ gần 5%, mất gần 65 điểm xuống 1.260 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm hơn 5% còn UPCOM-Index cũng lùi sâu dưới tham chiếu.

Sắc đỏ chiếm áp đảo hoàn toàn. Sàn HoSE cho tới cuối phiên ghi nhận 458 mã giảm, với 162 mã hạ kịch sàn, so với 38 mã tăng. Riêng nhóm VN30, 29/30 cổ phiếu bluechip giao dịch dưới tham chiếu.

Giao dịch khối tự doanh 13/6

Các nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường, như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, xây dựng, đều giảm sâu. Trong nhóm vốn hóa lớn, 7/30 mã giảm hết biên độ. PNJ, BVH, GVR, TPB, CTG, SSI đóng cửa trong trạng thái “trắng bảng bên mua”. VPB, BVH chỉ còn dư mua giá sàn. MSN, MBB, MWG, PLX mất hơn 6,7%, STB, BID, HPG, ACB, FPT, HDB, PDR giảm trên 5%.

Với nhóm bất động sản, một loạt các cổ đông được nhà đầu tư quan tâm, như ITA, CII, QCG, NBB, DIG, NLG, CEO, KBC… đều giảm kịch sàn, các mã nhóm xây dựng giao dịch tương tự. Các nhóm cổ phiếu được chú ý gần đây như dầu khí, phân bón cũng giảm gần hết biên độ. Cổ phiếu thép, thủy sản cũng chung tình cảnh.

Ở chiều tăng, POW là mã duy nhất trong VN30 giữ được sắc xanh. Một số cổ phiếu điện như NT2 giao dịch tích cực.

Giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 18.500 tỷ đồng. Khối ngoại giữ trạng thái bán ròng với quy mô gần 200 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Giaod ịch khối ngoại 13/6

Nhận định chứng khoán 14/6: Tiếp tục rơi

Thị trường tiếp tục trạng thái giảm điểm sau khi tín hiệu vượt cản 1.300 điểm của VN-Index trong thời gian gần đây bị phủ nhận. VN-Index và VN30-Index đã mở khoảng trống (Gap) lớn ngay từ đầu phiên và quán tính giảm giá vẫn duy trì khi kết thúc phiên giao dịch, thể hiện qua mức đóng cửa của 2 chỉ số đều ở vùng giá thấp nhất trong phiên. 

Dòng tiền ủng hộ đà giảm của thị trường khi khối lượng giao dịch tăng cao trong phiên hôm nay cho thấy thị trường đang khá tiêu cực. Nhà đầu tư nên hành động cẩn trọng trong những phiên tới. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần theo dõi động thái của FED trong cuộc họp sắp tới diễn ra vào ngày 15-16/6. 

Về thanh khoản, phiên nay giao dịch tăng khá tốt, cho thấy dòng tiền có động thái tranh thủ quang lưới trong phiên hôm nay. Diễn biến “bắt giá thấp” này có thể sẽ tiếp diễn và tăng cao trong phiên giao dịch tiếp theo.

Dự kiến, VN-Index sẽ còn quán tính giảm giá nhưng sẽ được hỗ trợ và đảo chiều nhanh sau khi kiểm tra vùng hỗ trợ 1.200 – 1.210 điểm, từ đó tạo động lực để thăm dò vùng cản 1.260 – 1.280 điểm (cũng là vùng Gap).

Do vậy, nhà đầu tư có thể chờ đợi nhịp hồi phục để chốt lời và cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc mua ngắn hạn với tỷ trọng nhỏ ở những cổ phiếu đã giảm sâu về vùng hỗ trợ mạnh.

Tiêu chí chọn lựa cổ phiếu dài hạn

* Lợi nhuận tương xứng với doanh thu – ưu tiên lợi nhuận đến từ mảng kinh doanh cốt lõi.

* Doanh thu tăng bằng việc mở rộng sản xuất

* Tăng trưởng mở rộng thị phần

* EPS các quý phải tăng (so sánh EPS các quý gần nhất)

* Tăng trưởng lợi nhuận phải từ 20-30% thể hiện trong nhiều năm liền

* ROE càng cao càng tốt (với thị trường Việt Nam ROE ở mức 15% trở lên)

* Ưu tiên cổ phiếu trong nhóm đầu ngành

* Công ty minh bạch, không có tham nhũng nội bộ hay đấu đá cổ đông

* Cơ cấu cổ đông (có cổ đông lớn uy tín là một điểm cộng)

* Lãnh đạo công ty có tâm có tầm

Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: VPB, MBB (cầm dài hạn) LPB, SHB (T+)

* Bảo hiểm: BVH, BMI, MIG

* Bất động sản: NLG

* Bất động sản khu công nghiệp:

* Đầu tư công:

* Phân bón hóa chất: DGC, DCM, DPM

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản:

* Dầu khí: BSR, PVD, GAS

* Vận tải cảng: HAH, GMD ( nắm giữ trung, dài hạn )

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi:

* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT, PNJ

* Mía đường:

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa:

* Hàng không:

* Nông nghiệp: BAF ( nắm giữ trung, dài hạn )

* Y tế:

* Xây lắp điện: PC1

* Cơ điện lạnh: REE

* Than đá:

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

JM – ViMoney

Exit mobile version