Nhận định chứng khoán 17/5: Tiếp tục dò đáy

Nhận định chứng khoán 17/5: Tiếp tục dò đáy

Nhận định chứng khoán: Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên đảo chiều giảm giá về cuối phiên do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, trong bối cảnh số mã tăng giá chiếm ưu thế, thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 16/5

9h15

Sau tuần rực lửa trước đó, phiên giao dịch tuần mới hứng khởi, ngày sau phiên ATO đã tăng có lúc lên hơn 31 điểm. Chỉ số VNindex vượt lên 1.214 điểm, độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía tăng điểm khi số mã tăng 389/50 mã giảm. HNXindex sắc xanh lan tỏa, bật tăng hơn 9 điểm lên mốc 312 điểm.

Tại rổ VN30 ghi nhận có 27 mã tăng chỉ có 3 mã giảm giá thuộc về bộ đôi VHM (-2%), VIC và SAB (-2,2%). Tín hiệu mạnh mẽ đến từ SSI khi cổ phiếu này đã tăng sát ngưỡng trần 6,6%, MWG, PLX cũng tăng 6%, trong khi phía sau có đà tăng rất sát thuộc về TCB, MBB, CTG, HPG, VRE…

Nhóm ngân hàng tăng mạnh dưới sự dẫn dắt của TCB, MBB, VCB, CTG, BID, VPB đã kéo hầu hết các mã nhóm này tăng từ 1 – 5%. Ở nhómchứng khoán, những cái tên như SSI, HCM, CTS, ART hay VDS đều đang hiện sắc tím. Các ông lớn khác đều có mức tăng khá tốt.

9h40

Nhóm thép theo đà thị trường, bật tăng khá tốt khi toàn ngành tăng đều trên 2%, riêng VGS tăng khá mạnh, gần chạm điểm trần và neo tại mức giá 20.900/cp. Các anh lớn như HPG tăng 3,4%, NKG tăng 2,4%, HSG tăng 2,2%.

Nhóm bất động sản xuất hiện sắc tím ở CEO, ITC, VRC và hàng loạt các mã khác cũng tăng mạnh tuef 5 -6% như ITA, NBB, DLG, HQC, DIG, UDC, IDJ, API, NTL. CKG…ở chiều giảm vẫn là 2 cái tên nhà “Vingroup” VIC và VHM.

10h30

Đà tăng của các chỉ số gặp phải rào cản khi áp lực bán bất ngờ dâng cao, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn không còn duy trì được đà hưng phấn. Trong đó, VIC, VHM, SAB, BCM… đều chìm trong sắc đỏ. BCM giảm 3,8%, SAB giảm 3%, VHM giảm 2,5%… Một số cổ phiếu như FRT, DXG, DPM… lao dốc mạnh.

Kế đó nhóm xuất khẩu thủy sản cũng đi ngược thị trường VHC giảm 4%, ANV giảm 3,8%, ACL giảm 3,7%, IDI giảm 4%

VN-Index hiện tăng 17,14 điểm (1,45%) lên 1.199,91 điểm. HNX-Index tăng 9,04 điểm (2,99%) lên 311,43 điểm. UPCoM-Index tăng 1,02 điểm (1,09%) lên 94,63 điểm.

11h10

Lực bán áp sát, phả hơi nóng khiến đà tăng bị thu hẹp đáng kể, hiện VNindex chỉ còn tăng 13 điểm. Số mã giảm đã tăng lên 135 mã và ngay rổ VN30 số mã giảm cũng đã lên con số 8. SAB, STB, VHM đều nới rộng đà giảm, lôi kéo thêm GAS, MSN, NVL, KDH, VNM cùng xuống dưới tham chiếu, tuy nhiên mức giảm chưa nhiều.

***Điểm tin đầu giờ 17/5: Đọc gì trước giờ giao dịch***

11h30

Phiên giao dịch sáng kết thúc, VN-index có sắc xanh tuy nhiên lại lùi dưới ngưỡng 1.200 điểm. Hiện chỉ số này neo tại 1.198.63 điểm tăng 15.86 điểm (1,34%). HNX-index tăng 8.02 điểm lên 310.41 (2,65%). UPcom-index tăng 0.61 điểm lên 94.22 (0.65%)

Khối lượng giao dịch sụt giảm 25% so với phiên trước chỉ đạt 7.692 tỷ trên HoSE. Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 126 tỷ riêng HoSE, lực mua tập trung vào HPG.

13h30

Phiên chiều trở lại với diễn biến tâm lý xấu đi, áp lực bán đang dâng cao, đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn lớn lao dốc mạnh, đè ép chỉ số như SAB giảm 4,4%, BCM giảm 3,5%, STB giảm 4,5%, VHM giảm 3,2%…Mặc dù bên mua vẫn đang chiếm ưu thế những lực bán ngày một dâng cảo ở nhóm coor phiếu vốn hóa lớn đã khiến chỉ số HoSE chỉ còn tăng 5 điểm.

13h45

Áp lực bán tiếp tục diễn ra mạnh khiến hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu không còn giữ được sự tích cực, trong đó, STB giảm sàn về 19.050 đồng/pc, VHM giảm 3,5%, SAB giảm 3,6%, MSN giảm 2,3%…

VN-Index hiện giảm 1,64 điểm (-0,14%) xuống 1.181,13 điểm. HNX-Index tăng 4,82 điểm (1,59%) lên 307,21 điểm. UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,12%) xuống 93,5 điểm.

14h30

Sắc đỏ áp đảo lên nhiều nhóm ngành trước sức ép từ thị trường. Trong đó, bi quan nhất là ngành chế biến thủy sản với 7 mã giảm (6 mã sàn) và 2 mã tăng. Các mã VHC, IDI, FMC, CMX, ANV và ACL giảm hết biên độ, ABT giảm 1.83%. Trong khi đó AAM và SJ1 lại tăng hơn 6%.

15h

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 10,82 điểm xuống 1.171,95 điểm (-0,91%). VN30-Index giảm 8,68 điểm xuống 1.215,08 điểm (-0,71%). HNX-Index tăng 4,66 điểm lên 307,05 điểm (1,54%). UPCoM-Index giảm 0,41 điểm xuống 93,2 điểm (-0,44%).

Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.548 tỷ đồng, giảm 26%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 25% xuống 13.754 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 260 tỷ đồng ở sàn HoSE. Giao dịch mua bán tập trung vào những mã HPG, STB, SSI, VRE, VHM, CTG…

Nhận định chứng khoán 17/5: Đà giảm chưa dừng lại

Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên đảo chiều giảm giá về cuối phiên do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, trong bối cảnh số mã tăng giá chiếm ưu thế, thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên.

Thị trường dao động trong biên độ lớn, sự sụt giảm trung bình ở ngưỡng 30 – 40 điểm/phiên, cho thấy quá trình dò đáy vẫn chưa kết thúc. Vn-Index đã giảm sang tuần thứ 7 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ cuộc khủng khoảng 2008. 

Trong kịch bản tiêu cực xảy ra, đà giảm của thị trường sẽ được hãm lại khi VN-Index về ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 1.100 điểm, có thể ở vùng điểm số này các tín hiệu hình thành đáy của đợt điều chỉnh mạnh này sẽ trở nên rõ nét hơn.

Với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao nên tận dụng các phiên hồi phục kỹ thuật để cơ cấu lại danh mục và giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức hợp lý nhằm cân bằng tâm lý đề phòng thị trường hợp VN-Index tiếp tục điều chỉnh sâu hơn nếu kịch bản xấu của thị trường xảy ra. 

Điểm tích cực ở phiên giảm hôm nay là độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên mua, nhóm cổ phiếu chứng khoán đã giảm sâu cũng đồng loạt tăng điểm, ngoài ra khối ngoại vẫn duy trì mạch mua ròng. 

Nhà đầu tư vẫn duy trì nguyên tắc không trung bình giá xuống cũng như sử dụng Margin giai đoạn thị trường Dowtrend này. Mặt bằng giá hiện tại của thị trường đã có thể hấp dẫn nhà đầu tư dài hạn, với những người đang sở hữu tiền mặt cao, có thể mua thăm dò khi giá cổ phiếu giảm sâu. Lựa chọn công ty có nội tại tốt, có tiềm lực phát triền trong tương lai.

Tiêu chí chọn lựa công ty

Lợi nhuận tương xứng với doanh thu – ưu tiên lợi nhuận đến từ mảng kinh doanh cốt lõi.

Doanh thu tăng bằng việc mở rộng sản xuất

Tăng trưởng mở rộng thị phần

EPS các quý phải tăng (so sánh EPS các quý gần nhất)

Tăng trưởng lợi nhuận phải từ 20-30% thể hiện trong nhiều năm liền

ROE càng cao càng tốt (với thị trường Việt Nam ROE ở mức 15% trở lên)

Ưu tiên cổ phiếu trong nhóm đầu ngành

Công ty minh bạch, không có tham nhũng nội bộ hay đấu đá cổ đông

Cơ cấu cổ đông (có cổ đông lớn uy tín là một điểm cộng)

Lãnh đạo công ty có tâm có tầm

Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng:

* Bảo hiểm: BVH, BMI, MIG

* Bất động sản: NLG

* Bất động sản khu công nghiệp:

* Đầu tư công:

* Phân bón hóa chất: DGC

* Xuất nhập khẩu, thủy sản:

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản:

* Dầu khí:

* Vận tải cảng: HAH, GMD ( nắm giữ trung, dài hạn )

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi:

* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT

* Mía đường:

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa:

* Hàng không: HVN ( nắm giữ dài hạn)

* Nông nghiệp: BAF ( nắm giữ trung, dài hạn )

* Y tế:

* Xây lắp điện: PC1

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

JM – ViMoney

Exit mobile version