Nhận định chứng khoán 18/3: Tăng điểm thận trọng

Nhận định chứng khoán 18/3: Tăng điểm thận trọng

Phiên giao dịch 17/3 nhìn chung có diễn biến khá giống với hai phiên hồi phục nhẹ trước đó với mức tăng nhẹ và thanh khoản dưới mức trung bình.

Nhận định của các công ty chứng khoán 18/3

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiến giao dịch 17/3

Sáng nay (theo giờ Việt Nam), Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã công bố quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 0.25%-0.5%. Đây là đợt nâng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 12/2018, và dự báo sẽ còn nâng thêm 6 lần trong năm nay. Mức tăng lãi suất lần này không còn là tin tức mới, cũng như không bất ngờ so với dự đoán trước đó, cho nên các chỉ số quan trọng trên TTCK Mỹ đều phản ứng tích cực. 

Điểu này tác động tích cực đến TTCK Việt, mở cửa với sắc xanh, lực đẩy của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIB CTG, BID, MBB, ACB, BVH đồng loạt tăng giá. Trong đó MBB dẫn đầu với mức tăng 1,8%.

Ở chiều ngược lại, các mã như VJC, GAS, PVD, VIC, PLX… đều chìm trong sắc đỏ và gây áp lực đáng kể lên các chỉ số.

Đến 10h30, phiên nay có vẻ như khối ngoại đã mua ròng trở lại, tín hiệu tốt cho thị trường. Hiện khối này đang tập trung vào 2 cổ phiếu ngân hnagf MBB và HDB, sau khi đã bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp. Ngược lại VHM, LPB đang là 2 cổ phiếu bị nhóm này xả nhiều nhất.

Giá dầu Brent future đang tăng trở lại hơn 1,78% và áp sát mức 100 USD/thùng, tuy nhiên nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN vẫn đa phần chìm trong sắc đỏ, trong đó giảm đáng kể có PVC giảm 6,9%, PGS giảm 3,3%, PVD giảm 2,4%. May thay, GAS đầu phiên giảm nhẹ, nhưng hiện tại được kéo hồi về tham chiếu.

***Điểm tin đầu giờ 18/3: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Chỉ số HNX-Index tiếp tục đồng pha với VN-Index, thậm chí duy trì mức tăng % cao hơn. Trên sàn HNX, cổ phiếu nhỏ và vừa vẫn tranh thủ chạy nhanh hơn những mã vốn hóa lớn, tuy nhiên ở nhóm vốn hóa lớn này, cũng có 1 số mã tăng đáng chú ý, như CEO IDC, NTP, NVB, MBS, SHS…

Gần về cuối phiên giao dịch sáng, nhóm cổ phiếu phân bón, dầu khí hay cả nhóm hàng hóa cơ bản đều giảm mạnh, đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý giới đầu tư. Trong đó nhóm phân bón bị xả khá mạnh như DPM, DCM, BFC giảm tiệp cận mức giá sàn

VN-Index tạm dừng phiên sáng tăng 3,51 điểm lên 1.462,84 điểm. HNX-Index tăng 1,49 điểm lên 447,67 điểm (0,33%). UPCoM-Index tăng 0,16 điểm lên 116,2 điểm (0,14%).

Thanh khoản thị trường tăng so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khóp lệnh đạt 13.047 tỷ đồng, tăng 16,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 16,3% và đạt 10.933 tỷ đồng.

Phiến chiều ảm đạm

Phiên chiều trở lại với diễn biến của 2 chỉ số HNX Index và Upcom Index đều bị chùng xuống do ảnh hưởng từ HOSE. 2 chỉ số này đã lùi sau tham chiếu. Trên HNX, bất chấp đa số largecap sàn này vẫn tăng giá, nhưng chỉ số vẫn rớt điểm có lẽ do tác động từ 1 số mã như HUT, LAS, PVC, PVS, NBC… Riêng trên Upcom, largecap sàn này đang phân hóa rõ hơn nhiều.

Hiện tại trên sàn phái sinh (HNX), cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng giá, nhưng đều thấp hơn điểm số của chỉ số cơ sở VN30. Đối với hợp đồng sắp đáo hạn VN30F2203, giá hợp đồng luôn thấp hơn điểm chỉ số bình quân khoảng 2-2,5 điểm. Diễn biến gần như là đi ngang của hợp đồng này, đồng dạng với diễn biến chỉ số VN30, mang lại cảm giác an bình, khó mà dự đoán liệu sẽ có bất ngờ nào trong phiên chiều nay?

Kết phiên, VN-index đóng cửa 1.461.34 điểm tăng 2.01 điểm ( 0.41%). HNX-index đóng cửa ở 446,16 điểm giảm 0,02 điểm (0.02 0%). UPCoM-Index đóng cửa ở 115,94 điểm giảm 0,1 điểm (-0,09%).

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,01 điểm (0,14%) lên 1.461,34 điểm. HNX-Index giảm 0,02 điểm xuống 446,16 điểm. Toàn sàn có 131 mã tăng, 100 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%) xuống 115,94 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.912 tỷ đồng, tăng 17,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 20% lên 19.698 tỷ đồng.  Khối ngoại mua ròng trở lại 134 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định chứng khoán 18/3: Tiếp tục đi lên

Đà hồi phục với thanh khoản thấp của thị trường chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, và khả năng chỉ là hồi kỹ thuật trong xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý 18/3 là ngày các quỹ ETF hoàn thành cơ cấu danh mục,.

Dòng tiền dường như tiếp tục rời khỏi những cổ phiếu liên quan tới giá hàng hóa như dầu khí, thép, phân bón, than,… để chạy về với ngân hàng, bất động sản. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 9/19 ngành tăng điểm. 

Việc Fed nâng lãi suất 0,25% là động thái được dự báo trước và đã phản ánh vào giá nên điều này trong ngắn hạn cũng không có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Tuy nhiên, áp lực bán cũng đang gia tăng khi phân hóa đã quay trở lại ở một vài nhóm ngành. Với diễn biến lùi bước gần vùng cản, có khả năng VN-Index tiếp tục bị cản và lùi bước để kiểm tra lại vùng thấp 1.440 – 1.450 điểm trong thời gian tới. 

Thị trường có thể tiếp tục đà hồi phục và VN-Index kiểm định lại ngưỡng 1.470 điểm trong phiên giao dịch ngày mai. Đồng thời, thanh khoản có thể sẽ cải thiện do ảnh hưởng từ phiên cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF, đặc biệt thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền có thể còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong ngắn hạn. 

Dự báo trong phiên giao dịch 18/3, sự giằng co có thể tiếp tục diễn ra trong phiên sáng giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.455 – 1.460 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.465 – 1.470 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: MBB, STB, VPB

* Bất động sản: NLG, KDH, VCG, HQC

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR, PLX ( nắm giữ ngắn hạn)

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn, dài hạn)

* Hàng không: HVN

* Nông nghiệp: BAF

* Y tế: TNH

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Exit mobile version