Nhận định chứng khoán 22/3: Điều chỉnh, cơ hội gia tăng tỷ trọng

Nhận định chứng khoán 22/3: Điều chỉnh, cơ hội gia tăng tỷ trọng

Xu hướng ngắn hạn của thị trường trở nên tích cực hơn khi VN-Index tiếp tục ghi nhận phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp nhờ lực kéo đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ và thấp hơn trung bình 20 phiên. 

Nhận định của các công ty chứng khoán ngày 22/3

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 21/3

Phiên giao dịch 21/3 mở cửa với diễn biến tích cực ngay từ những phút đầu khi các chỉ số xuất phát qua tham chiếu. VN30 sắc xanh áp đảo, với 23 mã tăng giá. Tăng mạnh nhất tại rổ này là cổ phiếu MSN với sức tăng 3,4%. Theo sau là PDR, VHM, HPG hay GAS, các cổ phiếu này tăng trung bình 1%. Ở phía đảo chiều VJC đang mất giá nhiều nhất khi giảm 2,3%, tiếp đó là BID, MBB, STB, VRE, VIC và CTG, tuy nhiên mức giảm không mấy đáng kể.

Diễn biến tại HNX30 có phần kém lạc quan hơn khi mức tăng của nhóm cổ phiếu sắc xanh cũng khá yếu chỉ loanh quanh dưới 1%, tích cực nhất trong nhóm này có cổ phiếu HUT với mức tăng tiệm giá trần 9,3% và IDC tăng 3,3%. Chiều ngược lại PVC, VC3, NTP là 3 cổ phiếu mất giá nhất, tuy nhiên mức giảm cũng chưa nhiều chỉ hơn 1,5%.

Nhóm cổ phiếu ngành thép đang có biến động tích cực, trong đó, HSG tăng 3,1%, NKG tăng 2,8%, TLH tăng 1,6%, SMC tăng 1,4%. Kế đó nhóm cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ đầu tư công cũng giao dịch tích cực như FCN tăng 1,6%, KSB tăng 1,1%…

Xét theo mức độ đóng góp, bộ đôi MSN và VHM đang đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường, cụ thể ở mức gần 2 điểm. Ngoài bộ đôi trên, GVR, VPB và BCM cũng là cái tên có những đóng góp tích cực nhất, tính tới thời điểm hiện tại.

Ngành chế biến thủy sản đang khá sôi nổi ở phiên đầu tuần, mức tăng toàn ngành hơn 2%. Những cái tên đáng chú ý như VHC, IDI, ANV, FMC hay CMX đều tăng tốt, tăng bình quân ở mức hơn 2%.

Đến 10h30, tại thị trường trong nước, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn chưa có dấu hiệu ổn định trở lại khi sắc đỏ vẫn lấn át, chỉ có ông lớn GAS tăng tốt hơn 3% còn lại PVD, PVC, PCG, PGC, PGD, PGS, PVG, OIL hay BSR đều giảm trên dưới 1%.

Các công ty dầu khí thế giới đều thông báo lãi đậm khi giá dầu phá đỉnh. Theo CNBC, việc giá dầu thế giới tăng hơn 50% trong năm 2021 đã giúp Aramco hưởng lợi lớn. BP – tập đoàn dầu khí của Anh, cũng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong kết quả kinh doanh của năm 2021. Cụ thể, lợi nhuận ròng của BP đạt 12,8 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 8 năm.

Đáng nói, trong năm ngoái, BP phải đối mặt với khoản lỗ ròng lên tới 5,7 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa lợi nhuận tập đoàn đã tăng hơn 3 lần. Trong khi đó, báo cáo tài chính của Shell cho thấy tập đoàn này lãi hơn 19 tỷ USD trong năm 2021, gấp 4 lần so với năm 2020 và vượt xa kỳ vọng của giới phân tích từ Refinitiv. Tương tự, hàng loạt công ty năng lượng lớn khác như Chevron, Exxon Mobil lần lượt ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 15,6 tỷ USD và 23 tỷ USD.

Thời điểm 11h, nhóm cổ phiếu bảo hiểm biến động tích cực trở lại, trong đó, MIG được kéo lên mức giá trần 24.900 đồng/cp. Bên cạnh đó, BIC tăng 4,9%, BMI tăng 4,3%, PVI tăng 3,2%, BVH tăng 2,7%.

Ngược lại, nhóm ngân hàng lại giao dịch khá lình xình. VCB đứng mốc tham chiếu, BID giảm hơn 1%, MBB, CTG và TCB điều chỉnh nhẹ dưới 1%…

Phiên sáng tạm nghỉ, VN-Index tăng 10,77 điểm lên 1.479,87 điểm (0,73%). HNX-Index tăng 4,64 điểm lên 455,85 điểm (1,03%). UPCoM-Index giảm 0,35 điểm xuống 115,69 điểm (-0,3%).

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt gần 419 triệu đơn vị, với giá trị hơn 12.3 nghìn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 57 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt gần 1.8 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng phiên thứ 2 liên với giá trị 307 tỷ đồng

Nới rộng đà tăng, cổ phiếu bất động sản hào hứng

Phiên chiều trở lại với sự hứng khởi, đẩy chỉ số VN-index tăng hơn 15 điểm. Đà tăng mạnh như vậy nhờ lực đẩy của nhóm VN30 khi NVL tăng kịch trần, MSN cũng tăng hơn 5%. Đây cũng là 2 cổ phiếu góp nhiều điểm số nhất cho chỉ số chung

Nhóm cổ phiếu bảo hiểm tiếp tục thể hiện sức mạnh khi vẫn là nhóm dẫn đầu đà tăng trên thị trường. Snags giá nhất trong nhóm là MIG và BIG khi cùng nhau chạy hết biên độ. Cổ phiếu BMI bật tăng mạnh mẽ gần 6%, BVH, PVI và VNR cùng tăng trung bình gần 4%…

Nhiều cổ phiếu bất động sản tăng giao dịch rất tích cực ở đầu phiên chiều. Trong đó, NVL và HUT tăng trần, PDR bứt phá gần 6%, DXG tiến tốt hơn 5%, NLG tăng gần 4%…

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 25,85 điểm lên 1.494,95 điểm (1,76%). HNX-Index tăng 7,08 điểm lên 458,29 điểm (1,57%). UPCoM-Index tăng 0,14 điểm lên 116,18 điểm (0,12%).

Nhịp điệu thị trường 21/3

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 25.972 tỷ đồng, giảm 6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 6% và đạt 21.909 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng đột biến 1.100 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định chứng khoán 22/3: Điều chỉnh, cơ hội gia tăng tỷ trọng

VN-Index tiếp tục phục hồi trong phiên giao dịch đầu tuần khi tăng hơn 25 điểm (1,76%) lên mốc 1.495. Mặc dù thị trường có diễn biến tốt nhưng dòng tiền vẫn duy trì tâm lý khá thận trọng. 

Phản ứng của thị trường trên thế giới bao gồm Việt Nam khá tích cực trước thông tin Fed chỉ nâng 0,25% thay vì 0,5%. Hiện tượng này đã khiến nhà đầu tư quay trở lại giao dịch trên thị trường. 

Về Thanh khoản trên cả 3 sàn chưa có đột biến mạnh, trong phiên 21/3 đạt gần 26.500 tỷ đồng, thấp hơn đôi chút so với phiên trước đó, tuy nhiên sét lại trong 5 phiên tăng điểm đến nay, bình quân các phiên vẫn khá tương đồng. Đây cũng là điểm chưa tích cực khi so với giai đoạn sôi động trước đó.

Các công ty chứng khoán cho rằng phiên tăng 25 điểm này là phiên trả điểm dó áp lực dồn nén từ các quỹ cơ cấu danh mục ETF và đáo hạn phái sinh. Một tín hiệu tích cực khác khi khối ngoại duy trì trạng thái mua vào phiên thứ 2 liên tiếp và có giao dịch tăng đột biến trong phiên 21/3 khi đạt 1100 tỷ riêng tại sàn HoSE.

Về kỹ thuật, VN-Index đã có phiên tăng thứ 5 liên tiếp, qua đó lấy lại các ngưỡng MA quan trọng như MA100 và MA50. Đà tăng hứa hẹn sẽ đưa chỉ số này re-test ngưỡng 1.510 điểm trong các phiên sắp tới.

Bối cảnh chứng khoán thế giới cũng đã qua thời điểm khó khăn nhất, các thị trường đang trong đà hồi phục sau nhịp giảm mạnh vừa qua. Ở thị trường trong nước, sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản có thể là tín hiệu cho thấy nhóm cổ phiếu VN30 có nhiều khả năng sẽ hút dòng tiền trở lại.

Các chỉ số vẫ đang trong một xu hướng tăng tuy nhiên khả năng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch kế tiếp 22/03 và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại mức hỗ trợ của đường trung bình 20 phiên, tức là ngưỡng 1,485 – 1490 điểm.

Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: MBB, STB, VPB

* Bất động sản: NLG, KDH, VCG, HQC

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR, PLX ( nắm giữ ngắn hạn)

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn, dài hạn)

* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)

* Nông nghiệp: BAF

* Y tế: TNH

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Exit mobile version