Nhận định chứng khoán: Đà giảm của thị trường có phần chững lại trong phiên giao dịch ngày 21/4, lực cầu bắt đáy gia tăng đẩy thanh khoản tăng khá và cao hơn trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 21/4
Trạng thái xấu hôm nay bắt đầu ngay những phút đầu khi độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía tiêu cực, có tới 381 mã giảm chỉ 50 mã tăng. Thị trường mất tới 24 điểm, mức lao dốc nhanh nhất trong những phiên gần đây.
Đà lao dốc nhanh của VN-index đến từ việc trượt chân của nhóm cổ phiếu ngân hàng, toàn ngành phủ đỏ, trong khi đó SHB và LPB còn giảm kịch sàn, theo sau là những mã ABB, SGB, BVB, VAB, VIB giảm rất mạnh.
Tại VN30 phe bán chèn ép, chỉ còn 5 mã tăng so với 21 mã giảm, dẫn đầu đà giảm có GVR, BVH, POW, VRE, SAB mất trung bình 2%. Đánh bay sự cố gắng của PNJ, TCB, FPT, STB, MBB.
Nhóm cổ phiếu họ Louis sàn hàng loạt như TGG, BII, SMT, VKC và AGM. Trước đó, nhiều cổ phiếu trong nhóm này đã giảm sàn như BII, VKC, SMT và AGM tính đến sáng nay là 4 phiên sàn liên tục, TGG với 5 phiên sàn.
Trong khi đó, hai cổ phiếu họ Trí Việt là TVB và TVC cũng giảm sàn phiên thứ 4. Thị trường chắc hẳn đang phản ứng tiêu cực trước thông tin ông Đỗ Thành Nhân và ông Đỗ Đức Nam vừa bị bắt tối qua.
Đến 10h30, GVR sáng nay mất thêm 5.38%, lùi về 30,800 đồng/cp, về lại đáy đã xác lập hồi đầu tháng 1/2022. VIC, BCM và GAS cũng giảm điểm và đang tác động tiêu cực nhất lên chỉ số sàn HOSE.
Ngân hàng có vẻ là nhóm còn vững nhất lúc này khi còn nhiều mã tăng như BID, TCB, ACB, MBB, VPB và STB.
Nhóm chứng khoán bất ngờ có VND và HCM tăng điểm trong khi toàn bộ các mã còn lại đều giảm (9 mã giảm sàn).
***Điểm tin đầu giờ 22/4: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Hiện tại tính cả 3 sàn có đến 167 mã sàn, các cổ phiếu từ largecap đến midcap đều bị bán dồn dập, tổng khối lượng tam sàn đạt 390 triệu cổ phiếu tương ứng hơn 10,400 tỷ đồng, một con số chưa phải quá nhiều để nói rằng dòng tiền bắt đáy gia tăng mạnh.
Hồi phục bấp bênh
Trong lúc nhóm cổ phiếu dầu cơ tiếp tục bị bán tháo, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có sự hồi phục tốt trở lại, trong đó, FPT tăng 3,1%, MBB tăng 2,4%, VPB tăng 2,1%, BVH tăng 1,2%…cùng với CTG, TCB, VCB, STB… đồng loạt tăng điểm. Nhờ vậy mà đà giảm đã được thu hẹp. Bên cạnh nhóm ngân hàng, một số mã vốn hóa lớn như HPG, VNM, GAS cũng đang có diễn biến tích cực.
Còn trên sàn HNX, những cái tên tăng nóng trước đây giờ chưa có dấu hiệu ngừng rơi. L14, CEO, TAR, TVC, API, APS, PVL, … giảm sàn, thậm chí nhiều cổ phiếu họ dầu khí như PVS, PVG, PVC, PVB cũng giảm sàn.
Cuối phiên sáng tín hiệu cải thiện chưa xuất hiện
Phiên sáng đóng cửa, VN-Index giảm 4,02 điểm xuống 1.380,7 điểm (-0,29%). HNX-Index tăng 11 điểm lên 369,04 điểm (2,89%). UPCoM-Index giảm 2,56 điểm xuống 103,84 điểm (-2,41%).
Thanh khoản thị trường ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.461 tỷ đồng, tăng 24,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 25% lên 13.332 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh hơn 600 tỷ đồng trên HoSE.
Phiên chiều tiếp nối đà lao dốc không mệt mỏi
Phiên chiều mở cửa với diễn biến tương tư như 3 phiên gần đây. Bắt đầu bằng những phút lao dốc ở hầu hết các nhóm ngành, đà bán mạnh bắt đầu lan rộng hơn sang nhiều cổ phiếu cơ bản, đơn cử như NLG, CNG, KBC, PET, PVD, SAM, SZC,… đều giảm sàn.
Phiên nay khối ngoại tiếp tục mua vào hơn 790 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào VRE, VNM, DXG, HAH và GAS. Ngược lại, VHM, CII, HPG là những mã bị bán ròng nhiều nhất.
Thời điểm 14h, áp lực bán lại một lần nữa xuất hiện sau 14h, trong đó các mã dầu khí như PVD, PVS, PVC, PVB, PXS… đều bị kéo xuống mức giá sàn. Bên cạnh đó, các mã vốn hóa vừa và nhỏ như CEO, ASM, IDI, NLG, NLG, CII, LCG… đều giảm sàn.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa giảm 14,51 điểm xuống 1.370,21 điểm (-1,05%). HNX-Index đóng cửa giảm 13,43 điểm xuống 366,61 điểm (-3,53%). UPCoM-Index giảm 1,51 điểm xuống 104,89 điểm (-1,42%).
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 24.948 tỷ đồng, tăng 10,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 13,24% lên 21.982 tỷ đồng. Khối ngoại phiên này đẩy mạnh mua ròng hơn 900 tỷ đồng.
Nhận định chứng khoán 22/4: Dòng tiền bắt đáy sẽ xuất hiện
Đà giảm của thị trường có phần chững lại trong phiên giao dịch ngày 21/4, lực cầu bắt đáy gia tăng đẩy thanh khoản tăng khá và cao hơn trung bình 20 phiên. Xét trên khía cạnh định giá, P/E của VN-Index sau phiên 21/4 khoảng 16 lần, xấp xỉ mức trung bình 5 năm.
Trong khi đó, P/E của VN30 chỉ có 15,1 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Với mức định giá như trên, khả năng thị trường giảm mạnh là khó xảy ra và trong phiên giao dịch cuối tuần 22/4, VN-Index có thể hồi phục trở lại nếu ngưỡng hỗ trợ 1.350 điểm được giữ vững.
Chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm mạnh vào vùng bi quan quá mức cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế bán tháo ở giai đoạn này vì thị trường có thể sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn hoặc sớm xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật. Ngoài ra, VNMidcaps và VNSmallcaps giảm về đường trung bình 200 phiên và có dấu hiệu xuất hiện nhịp hồi phục trong 1-2 phiên tới, hay nói cách khác là áp lực bán tháo có thể giảm ở những phiên giao dịch tới.
Điểm tích cực là có sự giằng co mạnh mẽ và dòng tiền bắt giá thấp quanh biên dưới của kênh giá 1.380 +/- 5 điểm của VN-Index. Do đó, việc hồi phục sẽ sớm diễn ra và giúp VN-Index quay trở lại kênh giá. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp hồi phục ngắn hạn để hạ bớt tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục.
Nếu tiếp tục không có dòng tiền mạnh mẽ bắt đáy ở khu vực 1.370, thị trường sẽ tiếp tục lùi về quanh ngưỡng 1.350. Dự báo trong phiên giao dịch 22/4, lực cầu bắt đáy tại vùng hỗ trợ gần 1.360 – 1.370 điểm có thể giúp VN-Index hồi phục trở lại trong phiên sáng, để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.380 – 1.390 điểm, trong kịch bản VN-index đóng phiên ở vùng giá 1380 – 1390 thì đây sẽ là tín hiệu hồi phục đầu tiên của thị trường.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: VPB, HDB, CTG, BID, MBB ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Bảo hiểm: BVH, BMI
* Bất động sản: NLG
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Đầu tư công:
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG, NKG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: BSR, PVD, GAS
* Vận tải cảng: HAH
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa:
* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)
* Nông nghiệp: BAF
* Y tế: TNH
* Xây lắp điện: PC1
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney