Nhận định chứng khoán 23/5: Cần một nhịp điều chỉnh

Nhận định chứng khoán 23/5: Cần một nhịp điều chỉnh
Nhận định chứng khoán 23/5: Cần một nhịp điều chỉnh
Nhận định của các công ty chứng khoán ngày 23/5

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 20/5

9h30: Mở cửa giằng co

VN-index giảm 2 điểm khi rổ VN30 nâng số mã đỏ lên 19/10 mã. Tuy nhiên lực cầu khá tốt đã đẩy chỉ số lấy lại sắc xanh nhanh chóng. Khối ngoại sau 2 phiên mua rong đã quay lại bán mạnh, chỉ tính đến thời điểm này đã bán trên 100 tỷ, tập trung xả HPG, SSI, VIC, VHM, riêng SSI chiếm 40 tỷ. Trong khi quay nhẹ dòng tiền vào nhóm phân bón góm DPM và DCM.

Nhóm chứng khoán tiếp đà hồi phục, BSI kịch trần, trong khi cả nhóm đều tăng trung bình 2%, chỉ có anh lớn VND tăng chậm hơn với 0,4% và 2 em nhỏ QNS, IVS mang sắc đỏ giảm lần lượt 1 và 4,3%.

10h: Nhà P thăng hoa

Nhóm dầu khí tăng khá tốt BSR tăng 6,4%, PVD, OIL, PLX, PVT, PVG, tăng 2 – 3% thậm chí PET còn mang sắc tím, trong khi PSG ngược hẳn xu hướng, giảm kịch sàn. Đà tăng của nhóm dầu khí đi ngược với giá dầu thế giới khi giá dầu Brent đang giảm hơn 1%, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức cao khi neo tại mốc giá 110 USD/thùng

11h: Ông lớn lên tiếng

Đà tăng của các chỉ số được nới rộng do khá nhiều cổ phiếu lớn bứt phá, trong đó, GVR tăng 3,9%, TPB tăng 3,2%, PNJ tăng 2,8%, ACB tăng 2,1%, PLX tăng 1,7%…

VN-Index hiện tăng 10,84 điểm (0,87%) lên 1.252,48 điểm. HNX-Index tăng 2,59 điểm (0,84%) lên 310,61 điểm. UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,14%) xuống 94,45 điểm

11h30: Kết sáng hiện tượng yếu

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,59 điểm lên 1.246,73 điểm 0,37%). HNX-Index tăng 0,52 điểm lên 308,54 điểm (0,17%). UPCoM-Index giảm 0,21 điểm xuống 94,37 điểm (-0,22%).

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên sáng hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh đạt 8.023 tỷ đồng, giảm 3,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 2,47% xuống 6.713 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 200 tỷ đồng trên HoSE.

13h55: Ảnh hưởng bởi thế giới

Thị trường sau khi bất ngờ chùng xuống có lúc rớt gần 10 điểm, VN-Index đã hồi lại mức 1,239.7 điểm, còn rớt 1.92 điểm (0.15%).

Hôm nay cả Châu Á đang xanh mạnh, duy nhất VN-Index xuống nhẹ, vào lúc 2h08, chỉ số Nikkei 225 tăng 1.27%, Kospi tăng 1.81%, Shanghai tăng 1.6%, DJ Shanghai tăng 1.76%, Hang Seng tăng 2.84%, Taiwan Weighted tăng 0.78%. Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 1.15%.

Hôm nay là ngày lượng hàng bắt đáy thứ 3 về, nhiều cổ phiếu đã lời trên 20%. Giá trị giao dịch sàn HOSE là 10,416 tỷ, một con số tương đối thấp. 

Rổ VN30 cũng giảm nhẹ 1.04 điểm (0.08%), còn 1,282.51 điểm với giá trị giao dịch đạt 4,242 tỷ đồng.

HNX-Index giảm 1 điểm (0.32%) với 100 (8 trần) cổ phiếu lên giá, 99 (7 sàn) cổ phiếu giảm giá. UPCoM giảm nhẹ 0.47 đểm (0.5%).

15h

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,93 điểm xuống 1.240,71 điểm (-0,07%). HNX-Index giảm 1 điểm xuống 307,02 điểm (-0,32%). PCoM-Index giảm 0,47 điểm xuống 94,11 điểm (-0,5%).

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 13.640 tỷ đồng, giảm 1%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 0,88% xuống 11.526 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng khoảng hơn 400 tỷ đồng trên HoSE.

Nhận định chứng khoán 23/5: Cần một nhịp điều chỉnh

Thị trường cuối tuần ghi nhận phiên giảm điểm nhẹ về cuối phiên do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, trong bối cảnh số mã tăng giá và số mã giảm giá gần tương đương nhau, thanh khoản tăng nhẹ và thấp hơn trung bình 20 phiên. 

Thị trường đóng cửa giảm nhẹ, tuy nhiên về tổng thể, động lực vẫn khá khi giao dịch giằng co với biên độ nhỏ và thanh khoản thấp, không còn xuất hiện nhiều nhịp rung lắc bán tháo như ở các phiên trước.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, đây là tín hiệu tốt cho thị trường cho thấy lực cung đang dần cạn kiệt kết hợp với biên độ dao động của thị trường khá hẹp. 

Độ rộng thị trường khá cân bằng với 10/19 ngành tăng điểm, trong đó đà tăng mạnh nhất đến từ ngành Viễn thông. Về giao dịch của khối ngoại, phiên cuối tuần vừa qua, khối này bán ròng trên cả 3 sàn hơn 400 tỷ đồng. Đây cũng là một điểu cần lưu ý cho phiên giao dịch tới 23/5.

Thị trường hôm thứ 6 gặp lại cây nến Doji (chữ thập), cho thấy sự lưỡng lự của thị trường khá lớn quanh ngưỡng 1.240 điểm. Trong những phiên tiếp theo, thị trường có thể sẽ tích lũy thêm lại vùng 1.240 này. Diễn biến ở các nhóm ngành cũng đang có phân hóa, đặc biệt ở nhóm ngân hàng.

Điều này cho thấy sự thận trọng đang phủ bóng lên tâm lý của các Nhà giao dịch. Do đó, nhiều khả năng thị trường sẽ cần một nhịp reset lại để kiểm tra cung-cầu và cũng chờ đợi sự trở lại mạnh mẽ hơn của dòng tiền.

Dự báo, vùng 1200 – 1230 vẫn sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-index trong những phiên giao dịch tới. Nhà đầu tư quan có thể cân nhắc gaiir ngân cho những cổ phiếu chưa hồi phục trong đợt thị trường kéo điểm vừa rồi, tận dụng nhịp chỉnh để thăm dò cũng như nhịp hồi để cân bằng danh mục.

Tiêu chí chọn lựa cổ phiếu dài hạn

* Lợi nhuận tương xứng với doanh thu – ưu tiên lợi nhuận đến từ mảng kinh doanh cốt lõi.

* Doanh thu tăng bằng việc mở rộng sản xuất

* Tăng trưởng mở rộng thị phần

* EPS các quý phải tăng (so sánh EPS các quý gần nhất)

* Tăng trưởng lợi nhuận phải từ 20-30% thể hiện trong nhiều năm liền

* ROE càng cao càng tốt (với thị trường Việt Nam ROE ở mức 15% trở lên)

* Ưu tiên cổ phiếu trong nhóm đầu ngành

* Công ty minh bạch, không có tham nhũng nội bộ hay đấu đá cổ đông

* Cơ cấu cổ đông (có cổ đông lớn uy tín là một điểm cộng)

* Lãnh đạo công ty có tâm có tầm

Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng:

* Bảo hiểm: BVH, BMI, MIG

* Bất động sản: NLG

* Bất động sản khu công nghiệp:

* Đầu tư công:

* Phân bón hóa chất: DGC

* Xuất nhập khẩu, thủy sản:

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản:

* Dầu khí:

* Vận tải cảng: HAH, GMD ( nắm giữ trung, dài hạn )

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi:

* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT

* Mía đường:

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa:

* Hàng không: HVN ( nắm giữ dài hạn)

* Nông nghiệp: BAF ( nắm giữ trung, dài hạn )

* Y tế:

* Xây lắp điện: PC1

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

JM – ViMoney

Exit mobile version