Nhận định chứng khoán 24/3: Giằng co tích lũy

Nhận định chứng khoán 24/3: Giằng co tích lũy

Thị trường hôm nay ghi nhận phiên điều chỉnh đầu tiên sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp, do áp lực chốt lời tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá về khối lượng và thấp hơn trung bình 20 phiên. 

Nhận định của các công ty chứng khoán 24/3

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 23/3

Phiên giao dịch 23/3 mở của với trạng thái giằng co, phân hóa ở hầu hết các nhóm ngành. Tuy nhiên chỉ số của VN-index, HNX-index vẫn tăng điểm nhờ sự góp sức của nhóm ngân hàng như NVB, KLB, PGB đây những là những mã tăng mạnh trong 2 phiên vừa qua. Kế đó ABB, EIB, VBB cũng tăng hơn 1,2%, trong khi các anh lơn ngành này như BID, CTG, TCB, ACB, VPB đều có mức tăng khá khiêm tốn. Ngược chiều cổ phiếu MSB, LPB, STB, SSB đang chìm nhẹ trong sắc đỏ với mức giảm dưới 0,5%.

Nhóm chứng khoán diễn biến tương tự, 2 nửa trái ngược, trong đó dẫn đầu đà tăng là những cổ phiếu đàn em như WSS, APG vơi smuwcs tăng 2%, kế đó các anh lớn như HCM,VDS, VCI, VND, SSI đều có mức tăng trên dưới 0,6%. Ngược chiều cps IVS, HBS là 2 cổ phiếu mất giá 1% trong khi SBS, MBS, SHS, BSI dừng ngay tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, một số mã ngân hàng như TPB, CTG, SHB, TCB… tăng giá và góp phần nâng đỡ thị trường chung. Bên cạnh đó, các mã lớn như HPG, GVR, PNJ… cũng có được mức tăng giá tương đối tốt.

Đến 10h30, hàng loạt cổ phiếu nhóm phân bón và bán lẻ đua nhau bứt phá. Tại nhóm bán lẻ, DGW và PET đều được kéo lên mức giá trần. FRT tăng 4,9%, PSD tăng 4,8%… Ở nhóm phân bón, DPM tăng 3,6%, BFC tăng 3,3%, DCM tăng 2,2%…

Nhóm dầu khí đang có sự phân hóa rõ nét khí GAS, OIL, PVG, PVC, BSR, PGS, PCG mang sắc đỏ, với mức giảm bình quân 1%. Trong khi PVD, PSH, ASP, CNG, PVS cùng nhua tăng trên dưới 0,6% và PET được kéo lên kịch trần.

Giá dầu thế giới 23/3

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 dường như đang mất đi sự hấp dẫn với giới giao dịch. Điều này thể hiện qua mức điểm số tăng khi so sánh với VN-Index, cũng như giá trị giao dịch của rổ VN30 chỉ tương ứng chưa đến 25% tổng giá trị giao dịch

Trong sáng nay, cổ phiếu HQC tăng trần giữa bối cảnh doanh nghiệp này nhiều khả năng sắp bước vào trong vòng xoáy của một cuộc chiến ghế nóng điều hành giữa nhóm cổ đông nội bộ và nhóm cổ đông ủng hộ phía Louis Land. Các mã cổ phiếu thuộc “họ Louis” như BII, TGG, APG cũng đang tăng giá đáng kể.

Phiên sáng đóng của, VN-Index tăng 9,5 điểm lên 1.513,28 điểm (0,63%). HNX-Index tăng 1,66 điểm lên 463,01 điểm (0,36%). UPCoM-Index giảm 0,43 điểm xuống 116,37 điểm (-0,37%).

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.854 tỷ đồng, giảm 11,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 12% xuống 14.074 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 750 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Phiên chiều trở mặt

Phiên chiều trở lại với diễn biến giằng co mạnh, lực bán tăng cao đẩy các chỉ số thay màu từ xanh sang đỏ. Rổ VN30 rơi nhanh mất 5 điểm, điều này cho thấy cổ phiếu vốn hóa lớn đang bị hắt hủi bới giới đầu tư.

Mức tăng ở các nhóm ngành đều bị co hẹp đáng kể. Điển hình ở nhóm bất động sản, ngân hàng đã quay đầu giảm điểm. trong đó, GAS giảm 1,4%, PDR giảm 1,4%, VJC giảm 1,1%, TPB giảm 1%, PLX giảm 1% và 3 cổ phiếu anh em nhà “Vin” gồm VHM, VIC, VRE đều sụt giá. Duy nhất có VCB vẫn giữ được sắc xanh

Điều đáng chú ý là dù thị trường trở nên tiêu cực nhưng khối ngoại vẫn có giá trị mua ròng nhỉnh hơn so với phiên sáng. Tính đến 14h03, giá trị mua ròng của nhóm này đạt 816 tỷ đồng.

Cán cân trên thị trường đã nghiêng về phía chiều giảm. Vào thời điểm 14h04, có 436 cổ phiếu tăng giá và số mã giảm là 506 tính trên tổng thể tam sàn.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,44 điểm xuống 1.502,34 điểm (-0,1%). HNX-Index tăng 0,75 điểm lên 462,1 điểm (0,16%). UPCoM-Index giảm 0,22 điểm xuống 116,58 điểm (-0,19%).

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 29.277 tỷ đồng, giảm 7,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 8,7% và đạt 24.379 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng ở sàn HoSE và tập trung các mã DGC, MSN, GEX…

Nhận định chứng khoán 24/3: Giằng co tích lũy

Nhịp tăng của thị trường tiếp tục chậm lại tại vùng cản 1.510-1.515 điểm. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường vẫn giao dịch với tâm lý tương đối lạc quan ở chiều mua, thể hiện qua việc thanh khoản có phần cao hơn vào buổi sáng. 

Với phiên giảm nhẹ này thì xu hướng tăng của VN-Index vẫn chưa có gì thay đổi với việc chỉ số này vẫn kết phiên trên ngưỡng tâm lý 1.500 điểm cũng như vùng hỗ trợ 1.485-1.490 điểm (MA20-50). 

Tuy nhiên, thanh khoản cũng có xu hướng tăng nhẹ vào những phút cuối của phiên giao dịch, cho thấy có tín hiệu bắt đáy nhẹ. Với áp lực chốt lời rõ nét hơn, khả năng thị trường sẽ tạm lùi bước để tìm điểm cân bằng. 

Nhà đầu tư tiếp tục lưu ý đến nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý I khả quan nhờ được hưởng lợi từ giá hàng hóa cơ bản như thép, thủy sản, phân bón,… Bên cạnh đó, việc thị trường vượt ngưỡng tâm lý 1.500 điểm và thanh khoản cao như hiện nay cũng là cơ hội cho nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Do vậy, ViMoney vẫn lạc quan về xu hướng hiện tại và trong phiên giao dịch tiếp theo 24/3, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại để thu hẹp dần khoảng cách với ngưỡng kháng cự tiếp theo quanh 1.520 điểm.

Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: MBB, STB, VPB

* Bất động sản: NLG, KDH, VCG, HQC

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Đầu tư công: G36

* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR, PLX ( nắm giữ ngắn hạn)

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn, dài hạn)

* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)

* Nông nghiệp: BAF

* Y tế: TNH

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Exit mobile version