Nhận định chứng khoán Thị trường tiếp tục phát ra những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi đà giảm tiếp tục chững lại trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ và duy trì ở mức cao hơn trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 22/4
Phiên giao dịch 22/4 bắt đầu với động lực mạnh mẽ từ nhóm ngân hàng, chứng khoán. Xung lực khá tốt khi các mã tăng khá mạnh như ABB, BVB, TPB, SHB, LPB, HDB, STB đều tăng trên 3%…kế đó nhóm chứng khoán được dẫn đầu bới VND tăng 3%, VCI, HCM, SHS, SSI cùng tăng 2%…cùng với đó là sự hồi phục của nhóm bất động sản đã kéo VN-index tăng 18 điểm ngay từ những phút đầu.
Vinhomes (VHM) đặt kế hoạch lợi nhuận 30.000 tỷ, bằng 77% năm 2021. PNJ: công bố doanh thu quý I đạt 10.143 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 721 tỷ đồng, tăng 40,7%. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 39,3% mục tiêu doanh thu và 54,6% mục tiêu lợi nhuận năm.
Đên 10h, giá dầu khởi sắc nhưng trong phạm vi hẹp vào ngày thứ Năm (21/4), sau khi bị biến động hồi đầu tuần do sự thiếu hụt nguồn cung từ Libya và lo ngại về triển vọng nhu cầu khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu.
Trong nước, từ 15h chiều 21/4, giá xăng E5 RON 92 tăng 663 đồng/lít, xăng RON 95 tăng thêm 675 đồng/lít, đánh dấu đà tăng trở lại của giá xăng sau 3 lần giảm liên tiếp. Nhóm cổ phiếu xăng dầu theo đó cũng ghi nhận mức tăng khá tích cực đầu phiên. PVC tiến gần 3%, OIL, BSR và PLX cùng tăng trung bình trên 1%.
Áp lực bán đột ngột dâng cao ở nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón, trong đó, PVD, PXS, PVG, DCM hay BFC đều bị kéo xuống mức giá sàn. Bên cạnh đó, DPM giảm 6,6%, LAS giảm 6,4%, PVC giảm 8,2%, PVS giảm 5,7%…
Bên cạnh đó, bất ngờ là nhóm cổ phiếu họ FLC hầu hết bật tăng gần hết biên độ như FLC, ROS, HAI…
VN-Index hiện tăng 11,97 điểm lên 1.382,18 điểm. HNX-Index tăng 1,36 điểm lên 367,97 điểm.
Về cuối phiên sáng áp lực bán vẫn bị đẩy lên mức cao, bên cạnh các mã như dầu khí và phân bón, nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng đồng loạt lao dốc, trong đó, PET giảm 6,6%, DGW giảm 5%, PNJ giảm 3,7%, FRT giảm 3,6%…
Cùng nhóm nhóm chế biến thủy sản hạ nhiệt sau thời gian tăng mạnh như ANV giảm hơn 3%, IDI giảm hơn 5%, FMC giảm hơn 1%…
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,71 điểm lên 1.376,92 điểm (0,49%). HNX-Index giảm 0,69 điểm xuống 365,92 điểm (-0,19%). UPCoM-Index giảm 0,38 điểm xuống 104,51 điểm (-0,36%).
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 12.518 tỷ đồng, giảm 19% so với phiên sáng hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 19,2% xuống 10.773 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng hơn 60 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Hủy sản cá tra cắm đầu lao dốc
Áp lực bán tiếp tục dâng cao ngay sau giờ nghỉ trưa, hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc và điều này khiến các chỉ số rung lắc. Sau chuối ngày đi ngược xu hướng giảm của thị trường, nhóm thủy sản cá tra quay ngược giảm mạnh, nằm sàn la liệt, điển hình như anh lớn VHC, ANV cũng giảm hết biên độ.
Nhóm VN30 vẫn duy trì sắc xanh với 20 mã tăng, 8 mã giảm và 2 mã tham chiếu. Trong đó, đáng chú ý là diễn biến đảo chiều nhanh chóng của cổ phiếu PDR khi đang tăng hơn 3.6%, KDH hiện tăng 3.1%, VJC tăng 3.3%, GAS tăng kịch trần, cùng nhiều cổ phiếu bất động sản penny như FLC, DXG, QCG, DC4,…
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa tăng 9,02 điểm lên 1.379,23 điểm (0,66%). HNX-Index giảm 7,49 điểm xuống 359,12 điểm (-2,04%). TUPCoM-Index giảm 0,74 điểm xuống 104,15 điểm (-0,71%) .
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.429 tỷ đồng, tăng 6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 4,6% lên 22.994 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 900 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định chứng khooán 25/4: Rung lắc
Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên 22/04, VN-Index đảo chiều giảm điểm giằng co trước khi hồi phục và lấy lại phần lớn thành quả đã mất về cuối phiên. Việc chỉ số sớm hồi phục sau khi về gần vùng hỗ trợ 135x và sự xuất hiện của mẫu nến Doji với bóng dưới dài đã giúp trạng thái thị trường trở nên cân bằng hơn.
Về kỹ thuật,N-Index có phiên tăng điểm trở lại. Khối lượng giao dịch gia tăng trên mức bình quân 10 và 20 phiên, điều này cho thấy dòng tiền bắt đáy đang xuất hiện.
Thanh khoản thị trường tăng dần cho thấy nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh các mã cổ phiếu chiết khấu về mức hấp dẫn, do vậy nhóm cổ phiếu bluechip hoạt động rất sôi động trong phiên hôm nay. Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và quan sát diễn biến thị trường ở vùng hỗ trợ 1.350 – 1.370 điểm, trong kịch bản lạc quan thị trường có thể hồi về vùng 1.425 điểm.
Ngưỡng 1.350 điểm sẽ là vùng quan trọng cần quan sát trong tuần giao dịch tới. Nhưng nếu có thể giữ vững được ngưỡng hỗ trợ này thì thị trường có thể sẽ hồi phục trở lại với mục tiêu của đợt này là vùng kháng cự trong khoảng 1.400-1.420 điểm (ngưỡng tâm lý-MA200).
Dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần tới, VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.380 – 1.390 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.400 – 1.410 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: VPB, HDB, CTG, BID, MBB ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Bảo hiểm: BVH, BMI
* Bất động sản: NLG
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Đầu tư công:
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG, NKG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: BSR, PVD, GAS
* Vận tải cảng: HAH
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa:
* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)
* Nông nghiệp: BAF
* Y tế: TNH
* Xây lắp điện: PC1
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney